không ăn. Sau khi bà mẹ Việt làm xong kem và đưa lên thì cháu gái kia mắt
sáng lên, kem được trang trí rất đẹp, vừa nhìn là biết rất ngon, thế là cô bé
nói với mẹ: “Mẹ, con muốn ăn kem”.
Bà mẹ Việt làm kem theo đúng số người nên không có phần của cháu. Cô
nói, thôi cháu ăn phần của cô đi. Nhưng bà mẹ người Anh lại cản lại: “Không
được, con đã nói không ăn nên con không được ăn”. Đứa con cuống lên, nói:
“Hôm nay con rất muốn ăn kem, nhất định con phải ăn”. Cô bé òa khóc,
nước mắt không ngừng rơi, nhưng mẹ vẫn không cho ăn. Bà mẹ Việt nói:
“Cho cháu nó ăn đi, cháu còn trẻ con mà”. Nhưng bà mẹ Anh kiên quyết cản
lại.
Người mẹ trong ví dụ trên không cho con ăn kem, là do con đã nói
không ăn trước đó. Tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng cách giáo dục con phải
giữ lời hứa đó rất đáng để chúng ta học tập.
Các bậc cha mẹ nên dạy con đã hứa là phải giữ lời, một lời hứa đáng
giá nghìn vàng, phải làm vậy thì mới được người khác tin tưởng. Quan
trọng hơn là cha mẹ phải lấy mình làm gương, hứa với con việc gì nhất
định phải thực hiện.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Giữ lời hứa là một biểu hiện của sự thành thật, là đức tính quan
trọng với tất cả mọi người. Với trẻ, càng phải dạy chúng biết giữ lời hứa
hơn.
☘ DẠY TRẺ ĐẠO LÝ GIỮ CHỮ TÍN
Trẻ còn nhỏ nên thường không ý thức được hậu quả của việc không
giữ lời hứa, chỉ khi bị bạn bè cô lập thì chúng mới nhận ra. Cha mẹ có
thể dùng cách kể chuyện để trẻ hiểu rằng, nếu mình đã hứa mà lại
không làm thì người khác sẽ tức giận thế nào. Người không giữ lời hứa
sẽ không được mọi người yêu quý. Đồng thời, khi trẻ đã hứa với người
khác việc gì thì cha mẹ nên đôn đốc chúng thực hiện.
☘ CHA MẸ NÓI LỜI GIỮ LỜI
Cha mẹ đừng tùy tiện hứa với con, nếu đã hứa thì nhất định phải