lại đổ lỗi cho cái ghế như vậy sẽ khiến con nghĩ: sau này, dù có chuyện
gì, ta đều có thể tìm một “vật hi sinh”. Nếu cứ tiếp tục như vậy, bạn đừng
nên trông chờ con mình trở thành người có tinh thần trách nhiệm cao;
ngược lại, có thể chúng sẽ rất giỏi đùn đẩy trách nhiệm.
☘ KHUYẾN KHÍCH TRẺ LÀM NHỮNG VIỆC TRONG KHẢ NĂNG
Cha mẹ có thể giao cho con những việc phù hợp với độ tuổi mà trẻ
làm được. Ví dụ như lau bàn, quét nhà, tưới cây để trẻ cảm thấy được
tầm quan trọng của mình với gia đình và cha mẹ. Có nhiều cha mẹ còn
cho con học lớp nấu ăn, khi trẻ tự tay làm được món ăn đầu tiên cho cha
mẹ, trẻ sẽ tự thấy mình là người con hiếu thảo và cảm thấy vô cùng hạnh
phúc. Từ đó, tinh thần trách nhiệm với xã hội cũng được hình thành.
☘ KHIẾN TRẺ TỰ HÀO VỀ TINH THẦN TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH
Một cô bé nọ mới mười tuổi nhưng đã chịu trách nhiệm đổ rác giúp
cha mẹ suốt năm năm. Khi lên năm tuổi, em đột nhiên có hứng thú với
việc đổ rác, cứ nghe thấy tiếng kẻng của nhân viên thu dọn vệ sinh là
hào hứng xách thùng rác đi đổ. Để khuyến khích em tham gia vào việc
nhà, cha mẹ không ngừng khen hành động đó của em, họ khen em
nhanh nhẹn, chăm chỉ, còn thường xuyên khen trước mặt người ngoài.
Điều này đã kích thích được cảm giác tự hào, bồi dưỡng cho em tinh
thần trách nhiệm, dần dần em đã hình thành thói quen tốt, coi đó là
trách nhiệm của mình.
KỸ NĂNG 11:
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
Hiện nay, nhiều trẻ thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân; ví dụ
như ăn cơm, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ sợ trẻ làm không tốt, mất thời gian nên
làm thay hết, nghĩ rằng bao giờ lớn là tự chúng sẽ biết làm. Không
ngờ rằng, trẻ từ đó sẽ hình thành thói quen ỷ lại, khi gặp khó khăn
không tự mình nghĩ cách giải quyết mà trông chờ vào người khác.
Nếu trẻ ngày càng lớn mà vẫn được cha mẹ nuông chiều, không tạo
cơ hội cho chúng trưởng thành và tự lập, vô tình sẽ khuyến khích chúng
dựa dẫm vào cha mẹ, lâu dần sẽ nảy sinh tâm lý ỷ lại, lớn lên không thể
tự làm chủ, thiếu sự tự tin, luôn chờ người khác quyết định thay mình,