DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 160

không thể lựa chọn, càng không thể gánh vác trách nhiệm. Thói quen
dựa dẫm được thể hiện ở những điểm sau: sợ tự đưa ra ý kiến, luôn nhìn
thấy ưu điểm của người khác và khuyết điểm của mình, không đánh giá
đúng bản thân, rập khuôn theo người khác.

Một giáo sư người Việt đến Mỹ làm việc đã cảm nhận sâu sắc rằng, cha mẹ
Mỹ rất chú trọng bồi dưỡng khả năng sống và làm việc tự lập cho con. Một
hôm, cô hàng xóm sang khoe với ông, cậu con trai 2 hai tuổi của mình đã
biết dùng kéo rồi, còn biết dán keo nữa. Vị giáo sư này bèn tới nhà hàng xóm
chơi thì thấy chăn trên giường bị thủng mấy lỗ, khắp nơi đầy keo dán, nhưng
người mẹ này lại không tức giận, cũng không trách mắng mà khen ngợi cậu
dũng cảm dám làm, sau đó dạy con cách dùng kéo và keo dán. Cậu cũng
biết tự tắm, mẹ chuẩn bị nước, cởi quần áo cho, cậu trèo vào bồn tắm chơi
một lúc thì tự bôi xà phòng lên người. Mẹ hỏi có cần giúp không thì lắc đầu:
“Không ạ”. Sau khi xoa xà phòng, xả nước rồi lấy khăn lau người cho khô, rồi
mới ra khỏi bồn tắm.

Một đứa trẻ mới hai tuổi đã có thể tự tắm một cách nhanh nhẹn,

thành thục như vậy là do từ nhỏ đã được cha mẹ rèn cho khả năng sống
tự lập. Trẻ tuy còn nhỏ nhưng rồi cũng sẽ có ngày phải rời xa cha mẹ, tự
mình bước vào xã hội, vì thế, cần phải bồi dưỡng cho trẻ tính tự lập ngay
từ khi còn nhỏ.

Với những trẻ là con một, nếu không dạy cho chúng khả năng độc

lập từ nhỏ thì sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Từng có một cuộc khảo
sát về tâm lý học xã hội cho thấy: sự xung đột giữa cha mẹ và con cái
phần lớn là do con quá dựa dẫm vào cha mẹ, khiến cha mẹ thấy lực bất
tòng tâm, còn con vì yêu cầu gì đó không đạt được sẽ quay lại trách móc
cha mẹ. Những đứa trẻ này đã quen ỷ lại vào cha mẹ từ việc nhỏ đến
việc lớn, khả năng tự chăm sóc bản thân rất kém, thiếu tính tự lập, gặp
vấn đề gì cũng đợi cha mẹ giúp. Đến khi nhu cầu của con cái càng ngày
càng vượt xa khả năng của cha mẹ, thì sự bất mãn giữa hai bên ngày
một tăng, dẫn đến xảy ra xung đột, cãi vã.

❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋

Khi chào đón một đứa con ra đời, cha mẹ nào cũng mong mỏi con

khôn lớn, trở thành một người tự lập. Nhưng khi con lớn dần, bạn nghĩ
con đã có thể rời khỏi vòng tay cha mẹ để sống tự lập, cũng có thể là lúc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.