sẽ quyết định cuộc sống của trẻ sau này. Một người không biết hợp tác
chân thành với người khác thì không thể thành công được.
Một hôm, cá nhồng, tôm và thiên nga muốn kéo một chiếc xe từ trên đường
xuống. Cả ba đều cố gắng hết sức, nhưng dù chúng có kéo thế nào thì chiếc
xe vẫn không hề nhúc nhích.
Không phải vì chiếc xe quá nặng mà là vì thiên nga cố gắng kéo xe lên trời,
tôm đẩy về phía sau còn cá nhồng thì kéo xuống hồ.
Câu chuyện ngụ ngôn này cho thấy, một sự vật, một sự việc là sự tổng
hòa của rất nhiều yếu tố liên quan cũng như hạn chế lẫn nhau. Khi các
yếu tố này được phối hợp nhịp nhàng, cùng hướng về một mục tiêu, sẽ
hình thành sức mạnh tổng hợp, lớn hơn rất nhiều sức mạnh riêng biệt
của từng yếu tố.
Một thầy giáo cho học sinh chơi một trò chơi. Thầy gọi một em lên bục
giảng, giơ tay ra nói ưu điểm và tác dụng của mỗi ngón tay. Học sinh đó nói:
“Ngón cái có thể dùng để khen ngợi người khác hoặc ấn đinh ghim. Ngón trỏ
có thể chỉ hướng, gãi ngứa. Ngón giữa dài nhất có thể…”. Học sinh đó suy
nghĩ rất nhanh, kể ra không ít tác dụng, các bạn khác còn thi nhau bổ sung ý
kiến.
Lúc này, thầy giáo mới đưa ra đạo cụ đã chuẩn bị sẵn – một cái cốc đựng
một quả cầu thủy tinh. Thầy nói: “Giờ các em hãy dùng ngón tay được cho là
quan trọng nhất để lấy quả cầu ra khỏi cốc. Nhớ là chỉ được dùng một ngón
tay”.
Thầy vừa dứt lời thì cả lớp lập tức xôn xao, háo hức thử luôn. Nhưng dù cố
gắng thế nào thì vẫn không thể lấy quả cầu ra, ai cũng vò đầu bứt tai.
Khi ấy, thầy mới tuyên bố: “Được rồi, các em có thể cho thêm ngón tay khác,
kết hợp với ngón tay vừa rồi”. Vậy là, vấn đề cuối cùng cũng đã được giải
quyết.
Ở
đây, dụng ý của thầy giáo là muốn các học sinh của mình hiểu, dù
một người có tài năng thế nào thì cũng có hạn chế, có những việc mà
một mình anh ta không thể hoàn thành được, vì thế việc hợp tác là tất
yếu.