gắng hết sức, nhìn ở góc độ khách quan thì tất cả mọi người đều gặt hái
được kết quả nào đó, như vậy đã là hợp tác thành công.
☘ DẠY TRẺ KỸ NĂNG HỢP TÁC
Cha mẹ nên dạy trẻ một vài kỹ năng hợp tác, cho trẻ hiểu khi hợp
tác, không được đặt cái “tôi” của mình lên đầu, cần phải phục tùng các
nguyên tắc chung của tập thể; có nghĩa là, cá nhân phải kiềm chế mong
muốn thể hiện bản thân, để phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp. Hợp tác
cần tình thương, tinh thần hy sinh và kỹ năng giao tiếp. Nếu thiếu
những yếu tố đó thì hợp tác sẽ không vui vẻ, cũng không duy trì được
lâu. Nếu mỗi người trong nhóm chỉ suy nghĩ đến lợi ích cục bộ, không
muốn thực hiện nghĩa vụ của mình thì chắc chắn không thể đạt được
mục tiêu.
☘ DẠY TRẺ BIẾT CÁCH VUI VẺ TIẾP NHẬN NGƯỜI KHÁC
Vui vẻ tiếp nhận là biết tiếp thu ý kiến, thừa nhận người khác một
cách vui vẻ. Thực chất, hợp tác là mối quan hệ vững chắc lâu dài giữa
hai bên, cũng là sự kiềm chế lẫn nhau trong thời gian ngắn, chỉ khi công
nhận ưu điểm của người khác, thì mối quan hệ hợp tác mới có cơ sở và
động lực.
☘ DẠY TRẺ BIẾT CÁCH XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ TRONG CẠNH
TRANH VÀ GIAO TIẾP
Giữa người với người vừa có hợp tác vừa có cạnh tranh. Canh tranh
là để có sự hợp tác tốt hơn; trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh mới không
mất phương hướng. Cha mẹ nên dạy trẻ khoan dung, chủ động hợp tác
với người khác, nghiêm khắc với bản thân, không bài xích gây khó khăn
cho người khác. Để sự hợp tác được tốt đẹp hơn, chịu thiệt thòi là
chuyện thường thấy, cha mẹ nên cho trẻ hiểu, với những vấn đề không
mang tính nguyên tắc thì hãy cố gắng tìm điểm chung, gác lại những bất
đồng, ưu tiên lợi ích tập thể.
❄ ❅ ❆
KỸ NĂNG 15:
TỰ BẢO VỆ MÌNH