DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 177

ĐỐI PHÓ VỚI TRẺ

“Không cần mẹ quan tâm!”, những câu nói khiến

người khác tổn thương như thế này, khi được thốt ra bởi
một đứa trẻ vốn rất ngoan ngoãn, thì phản ứng của bố

mẹ chắc chắn là từ kinh ngạc chuyển sang phẫn nộ, rồi thành mơ
hồ không biết phải làm sao. Nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng, đây
chỉ là giai đoạn bắt buộc phải trải qua trong quá trình trưởng
thành của trẻ. Chỉ cần cha mẹ xử lý một cách khéo léo, sẽ cùng trẻ
vượt qua được giai đoạn đầy thách thức này.

Trong cuộc sống, trẻ cãi lại người lớn là việc rất thường thấy, nhưng

nếu việc này xảy ra thường xuyên và trong thời gian khá dài thì cha mẹ
phải chú ý. Trẻ cãi lại người lớn là thói quen xấu, có khi chúng coi đó là
cách xả giận. Hành động này có tính thách thức, nó thường kích thích
mâu thuẫn giữa cha mẹ và con, gây nên bất hòa trong gia đình, thậm
chí còn khiến trẻ bỏ nhà ra đi.

Chị Thu có một cô con gái mười tuổi, cô bé trước đây rất ngoan ngoãn. Một
hôm, trời đang mưa, chị Thu dặn con nên mang ô đi, con gái liền lườm mẹ:
“Ui giời, con biết rồi!”, rồi quay người đi để mặc mẹ đứng đó sững sờ.

Có thể nhiều cha mẹ đã gặp phải trường hợp tương tự. Những lúc

như vậy, cha mẹ nên gọi con lại ngay lập tức, cho con biết nói như vậy,
thái độ như vậy là không lễ phép và làm tổn thương người khác, đồng
thời dặn con không được phép lặp lại hành vi đó.

Chuyên gia tâm lý cho biết, từ mười hai đến mười sáu tuổi là giai

đoạn “cai sữa tâm lý”, cùng với phạm vi giao tiếp của trẻ rộng hơn, kiến
thức cũng rộng hơn, thế giới nội tâm của trẻ cũng thêm phong phú, rất
dễ nảy sinh tâm lý chống đối cha mẹ. Chúng cho rằng mình đã lớn, có
cách suy nghĩ, cách nhìn về xã hội, về cuộc sống khác với cha mẹ, không
muốn cha mẹ việc gì cũng quản lý mình, thế là bèn cãi lại. Theo thống
kê, có đến 70% số trẻ từng cãi lại cha mẹ, bởi vậy, điều này là rất bình
thường.

Có 3 nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ cãi lại cha mẹ:

1. Cha mẹ và con cái thiếu sự giao tiếp. Có những bậc cha mẹ chỉ biết

giáo dục theo cách của mình, hoàn toàn không cho trẻ đưa ra ý kiến.
Thế nhưng, khi trẻ lớn dần, chúng bắt đầu thể hiện tính độc lập, chúng
nhận thấy cha mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện của mình, từ đó sẽ
phản ứng lại với cha mẹ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.