DẠY CON ĐƠN GIẢN HIỆU QUẢ - Trang 178

2. Cha mẹ quá nuông chiều con khiến chúng không bị ràng buộc,

không biết lễ phép, làm theo ý mình. Nếu cha mẹ không kịp thời uốn
nắn, khi trẻ đã hình thành thói quen, có muốn sửa cũng vô cùng khó
khăn.

3. Cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con. Bình thường ở nhà, cha mẹ

không chú ý hành vi của bản thân, không tôn trọng ông bà, thường cãi
nhau với mọi người vì những chuyện nhỏ nhặt, như vậy sẽ ảnh hưởng
không tốt đến trẻ.

Cha mẹ cần dạy trẻ biết lễ phép, nghĩ gì là phải nói rõ ràng, không

được làm bừa mà thành thói quen xấu.

❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋

Khi con cãi lại, cha mẹ không nên phản ứng ngay lập tức, nên “lùi

một bước để tiến hai bước”, giáo dục theo đường vòng, bình tĩnh “thu
phục” những trẻ hay cãi lại. Dưới đây là một số gợi ý dành cho cha mẹ.

☘ BÌNH TĨNH PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TRẺ CÃI LẠI

Khi nhận ra trẻ có thói quen cãi lại, cha mẹ nên phân tích để tìm ra

nguyên nhân. Trước tiên, hãy xem xét bản thân mình, rồi trò chuyện để
biết trẻ đang nghĩ gì, thích gì, “làm bạn” với trẻ, trò chuyện nhiều với trẻ
để giảm bớt xung đột.

☘ KHÔNG TÙY TIỆN TRÁCH MẮNG TRẺ

Hầu hết cha mẹ đều mắc phải một sai lầm là quở trách trẻ mà không

chú ý đến cách thức, hoàn cảnh. Có những lời trách mắng rất gay gắt
nhưng không hoàn toàn đúng, làm lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương,
dần dần sẽ khiến trẻ thấy bực bội, phẫn uất, thậm chí oán hận. Vì thế,
trước khi phê bình phải tìm hiểu lý do chứ không được trách mắng tùy
tiện. Khi trách mắng trẻ, phải chú ý ngữ khí, hoàn cảnh và cách thức,
nên dùng giọng điệu nhẹ nhàng để trẻ tiếp nhận một cách vui vẻ. Khi trẻ
gặp khó khăn, nên giúp trẻ phân tích nguyên nhân từ góc độ của chúng,
chỉ ra cách giải quyết hiệu quả. Như vậy, trẻ sẽ không còn lý do gì để cãi
lại bạn.

☘ TÔN TRỌNG TRẺ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.