này, thì đọc luôn là một phương pháp học có tính tất yếu.
Nhà giáo dục nổi tiếng người Ucraina Sukhomlinski từng nói: “Việc
đọc sẽ khiến trẻ suy nghĩ, suy nghĩ sẽ kích thích trí thông minh. Sách và
những kiến thức sinh động mà sách mang lại là vũ khí đắc lực nhất ngăn
ngừa sự học thuộc lòng máy móc. Sau khi đọc, trẻ sẽ suy nghĩ nhiều
hơn. Thói quen đọc tốt và cách đọc có khoa học chính là ngọn nguồn
của niềm vui.
Nhiều cha mẹ cũng biết và mong muốn dạy cho trẻ phương pháp đọc
đúng đắn, nhưng cha mẹ lại không biết cách để dạy như thế nào.
Nam năm nay 6 tuổi, nhưng chưa bao giờ em thích đọc sách, dù có thích
sách nào thì em cũng chỉ xem được vài phút, sau đó bỏ sách xem ti vi.
Nhưng Nam lại rất thích nghe kể chuyện, ngày nào em cũng quấn lấy đòi bố
mẹ kể chuyện, nếu trong ngày không được nghe được vài truyện là em cảm
thấy bứt rứt, khó chịu. Tuy em đã biết một số chữ nhưng vẫn không thích tự
mình đọc, lúc nào cũng muốn cha mẹ đọc cho.
Trong ví dụ trên, Nam không có thói quen đọc sách. Cha mẹ thường
xuyên kể chuyện cho em nghe trong thời gian dài khiến em quen với
việc nghe chứ không quen đọc. Với những trẻ như vậy, cha mẹ nên bồi
dưỡng hứng thú đọc cho chúng trước, để chúng không thấy việc đọc là
khó khăn, phiền phức nữa. Nếu trẻ không có thói quen đọc thì sau này
sẽ gặp khó khăn trong việc học các môn xã hội.
Khi kể chuyện cho con, cha mẹ nên đồng thời bồi dưỡng cho trẻ thói
quen đọc luôn, nghĩa là vừa nghe vừa xem tranh hoặc đọc chữ. Nếu để
trẻ vừa xem tranh, vừa nghe kể thì khi tự đọc, chúng sẽ liên hệ với câu
chuyện đã nghe và tự hiểu được nội dung cơ bản của truyện. Vì thế, cha
mẹ nên để trẻ vừa nghe kể, vừa đọc sách, như vậy sẽ có ích cho việc bồi
dưỡng thói quen đọc.
❋ LỚP HỌC LÀM CHA MẸ ❋
Kỹ năng đọc cũng giống như người pha chế, dùng nhiều cách khác
nhau để tạo ra các loại rượu, giống như vận động viên nhảy cầu với
nhiều tư thế, người đầu bếp dùng những thủ pháp khác nhau để thái đồ
ăn, đó là sự sáng tạo, là niềm vui, khiến công việc thêm thú vị. Dưới đây
là một số cách giúp trẻ đọc sách chuyên tâm hơn.