☘ CÁCH ĐỌC TĂNG CƯỜNG ẤN TƯỢNG
Trong nhiều cách đọc sách, phương pháp SQ3R khá đơn giản, lại
thích hợp với trẻ.
Bước 1: Đọc tổng quát (Surrey), xem một cách khái quát toàn bộ
quyển sách, đặc biệt là lời nói đầu, mục lục, tiêu đề, tư liệu tham khảo để
có ấn tượng trực giác về toàn bộ quyển sách.
Bước 2: Đặt câu hỏi (Question), từ cơ sở xem tổng quát đưa ra những
vấn đề mình còn chưa hiểu, để đọc sách có phương hướng và mục tiêu
rõ ràng.
Bước 3: Đọc (Read), đọc để tìm hiểu những vấn đề còn chưa hiểu,
gạch chân những từ ngữ quan trọng, những phần có thể là đáp án cho
điều mình còn nghi vấn, đồng thời ghi chép để tăng cường trí nhớ.
Bước 4: Đọc thuộc lòng (Recite), ghi nhớ những điều đã đọc được,
nhắm mắt hoặc đóng sách lại rồi tự trả lời những câu hỏi mình đưa ra
trước đó, hoặc đọc lại trọng điểm của sách. Đó là cách tốt để tự kiểm tra
hiệu quả học tập.
Bước 5: Ôn tập (Review), mục đích là để củng cố những điều đã đọc.
Cứ ba ngày, một tuần, nửa tháng, hai tháng, nửa năm lại ôn lại để tăng
cường trí nhớ.
☘ THƯỜNG XUYÊN LIÊN LẠC VỚI THẦY CÔ GIÁO
Thầy cô giáo có vai trò đặc biệt đối với trẻ, cha mẹ thường xuyên liên
lạc với thầy cô, sẽ vừa biết được thông tin để hướng dẫn trẻ đọc sách, vừa
thông qua ảnh hưởng của thầy cô giáo củng cố hứng thú đọc của trẻ.
☘ GHI CHÉP NHỮNG GÌ ĐÃ ĐỌC
Đọc sách nên chú trọng ghi chép lại, vì đặc điểm đọc sách của trẻ là
đọc rất nhanh, phần nào thú vị mới xem, không thú vị liền bỏ qua, như
vậy sẽ không hiểu sâu được về quyển sách mình đọc. Vì thế, cha mẹ nên
yêu cầu trẻ khi đọc sách cần ghi chép lại những ý chính. Như vậy, dần
dần mới tạo nên thói quen động não, ví dụ như tác giả sống trong thời
đại nào? Tại sao lại viết cuốn sách này? Cuốn sách thể hiện tư tưởng gì?
Đôi khi còn chép lại đoạn văn hay vừa đọc được.
☘ CHO TRẺ THỜI GIAN CHUYÊN ĐỂ ĐỌC SÁCH