DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 124

Phạt vì pesha: khi lời quở trách nhẹ nhàng là chưa đủ

Nếu hành vi không thể chấp nhận của con là chủ tâm, nếu đó không phải là tội do ham mê
mà có vẻ giống như pesha - tội chống đối hoặc thách thức quyền hành của cha mẹ - hành vi
đó cần phải bị phạt và điều chỉnh. Bạn muốn tránh việc khiến con xấu hổ khi bị bạn quở
trách, và bạn cũng phải đảm bảo sẽ không khiến con khiếp sợ hoặc lạm dụng con trong khi
phạt. Đồng thời, con cần phải cảm nhận được nỗi day dứt từ hành vi sai trái của mình.

Do Thái giáo bảo vệ quan điểm rằng, trẻ chỉ nên bị phạt nếu chúng đã được cảnh báo

trước và chúng biết sẽ bị phạt như thế nào nếu cư xử không đúng mực. Các nhà hiền triết
dạy rằng, Thiên Chúa không bao giờ trừng phạt mà không cảnh báo trước, và cha mẹ cần
học theo phương pháp này của Thiên Chúa. Talmud cũng cảnh báo không nên đe dọa trẻ
rằng trẻ sẽ phải đón nhận hình phạt nghiêm khắc hơn nhiều. Các rabbi kể câu chuyện về
một cậu bé làm vỡ chai trong ngày lễ Sabbath, và cha đe nạt sẽ tát tai cậu bé sau khi buổi lễ
kết thúc. Cậu bé sợ hãi đến mức phải nhảy xuống hố sâu tự vẫn. Trẻ nhỏ có những hình ảnh
tưởng tượng rất sống động và hình ảnh này có thể gây nguy hại cho trẻ khi trẻ cố gắng
tránh một hình phạt nào đó được hứa hẹn từ trước, vì vậy hãy phạt con ngay khi con gây ra
hành vi sai trái.

Đôi khi – ví dụ như trước mặt mọi người – việc này không thực tế cho lắm, nhưng lúc

đó, một lời quở trách được thể hiện bằng ánh mắt nghiệm nghị và lời thì thầm cũng là đủ
và hậu quả sẽ được tiếp nối khi bạn và con về đến nhà. Đừng rơi vào cạm bẫy thảo luận tới-
lui về lỗi của con. Hãy cố gắng kiềm chế việc tuyên bố một hình phạt nhưng rồi lại trì hoãn.
Nếu bạn không giữ lời, trẻ sẽ không cho rằng bạn thực sự nghiêm túc. Chỉ cần một vết nứt
trên bức tường quyết tâm của bạn con sẽ bỏ xa bạn giống như biệt đội đua xe với một toa xe
đầy thuốc nổ.

Lời cảnh báo cuối cùng: Đừng thay đổi hình phạt. Nếu bạn buột miệng nói: “Không xem

ti vi 3 ngày,” con đáp trả với giọng điệu xấc xược: “Chả sao hết,” còn bạn tức giận nói: “Được
lắm! Đã thế con sẽ không được xem ti vi 1 tuần!” vậy là bạn đang hạ thấp con và lạm dụng
quyền của mình. Bạn sẽ có được đặc quyền lãnh đạo và sự tôn trọng của con nếu bạn không
lợi dụng vị thế của mình.

Để có hình phạt hiệu quả, hãy coi quyền là đặc ân

Tôi thường nghe cha mẹ nói: “Thằng bé không quan tâm đến việc tôi phạt nó. Nếu tôi bắt
nó ngồi im trong phòng, nó lại thấy như thế vui quá. Không biện pháp nào hiệu quả. Nó
không quan tâm đến các đặc ân bị tôi cấm.”

“Ồ, cậu bé có quan tâm chứ,” tôi luôn luôn trả lời như vậy. “Bí mật ẩn sâu trong cách

anh/chị định nghĩa về từ đặc ân. Nếu anh/chị xác định lại hầu hết những quyền được làm
của con là đặc ân phải cư xử phải phép mới có được, anh/chị sẽ có rất nhiều hình phạt hiệu
quả đấy.”

Như đã đề cập trong Chương 5, tất cả trẻ con đều có quyền đối với những thứ thiết yếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.