DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 129

Chúa làm việc rất hăng say. Trong sáu ngày, Người đã tạo ra thiên đường, mặt đất, ngày,

đêm, đàn ông, đàn bà, dã thú, chim trời và loài bò sát. Sau đó, Chúa nói về nỗ lực của
Người: “Thiên Chúa hài lòng, Thiên Chúa thấy mọi sự Người làm ra đều tốt đẹp.” Bạn hãy
đánh giá thái độ này nhé. Đó không phải thái độ cầu-toàn, không phải nỗ lo lắng không-
bao-giờ-là-đủ hay tham-công-tiếc-việc, cũng không phải hành động 24/7. Người hài lòng
với thứ Người nhìn thấy. Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem sự việc xảy ra sau đó.

“Vào ngày thứ sáu, Thiên Chúa hoàn thành xong công việc Người làm. Khi làm xong

mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành
cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi việc sáng
tạo của Người.” Công việc mà Người lập kế hoạch để làm có phần khởi đầuphần kết
thúc.
Khi xong việc, Người ngưng tay và nghỉ ngơi trọn một ngày. Không lâu sau đó, Thiên
Chúa lệnh cho tất cả mọi người phải làm như vậy. “Các người sẽ lao động và làm việc trong
sáu ngày, còn ngày thứ bảy là lễ Shabbat dành cho Thiên Chúa của các người.”

Truyền thống Do Thái có 613 điều răn vì con người vẫn thường vi phạm luật. Nếu

không, tại sao phải răn dạy? Tầm nhìn vĩ đại của Thiên Chúa về bản chất của những con
người mà Người tạo ra chính là Người biết rằng sẽ không dễ gì để khiến con người tạm
ngưng công việc. Không làm việc gây ra nhiều sự tự kỷ luật và kế hoạch hơn cả làm việc.
Người dân của Người phải biết ngừng kháng cự. Cuộc đời của họ sẽ không dễ dàng.

Một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa là để tất cả mọi người cùng tham gia hoạt

động này. Người nhận thấy rằng, nếu người này vẫn làm việc, người kia sẽ cảm thấy có lỗi
hoặc là muốn tham gia cùng. Đơn thuốc của Người sẽ không hiệu quả nếu tất cả mọi người
cùng uống một loại thuốc, vì vậy Người rà soát kĩ lưỡng và ra chỉ thị rằng tất cả mọi người
đều phải nghỉ ngơi. “Các ngươi sẽ không làm việc gì hết - cả ngươi, con trai con gái ngươi,
nô lệ nam hay nữ, gia súc của người, hay cả người lạ có mặt trong tư gia của ngươi.”

Cuối cùng, Thiên Chúa tạo ra tầm quan trọng của ngày lễ Shabbat bằng cách biến nó

thành một bản hiệp ước: “Người Israel sẽ giữ ngày lễ Shabbat, tuân theo ngày lễ Shabbat
trong suốt cuộc đời như một bản hiệp ước đối với mọi thời đại.” Bản hiệp ước ư? Vấn đề
chính ở đây là gì? Tại sao phải phô trương đến vậy?

Câu trả lời nằm ở sức mạnh bí ẩn của một ngày nghỉ. Trong ngôn ngữ Hebrew, từ nghỉ

ngơi trong cụm từ “Và Thiên Chúa nghỉ ngơi” là vayinafash. Vayinafash được cấu tạo từ từ
nefesh, nghĩa là “linh hồn”. Khi nghỉ ngơi trong ngày lễ Shabbat, linh hồn chúng ta được
trẻ lại. Rabbi Abraham Joshua Heschel, một học giả và triết gia vĩ đại thời hiện đại, gọi
ngày lễ Shabbat là “thánh đường thời gian” thay vì một không gian. Theo truyền thống,
chúng tôi gắn bó với các sự kiện thiêng liêng, thay vì gắn bó với các địa điểm hoặc của cải.

Chúng tôi coi lễ Rosh Hashanah và Yom Kippur là những ngày thiêng liêng nhất trong

số những ngày thiêng liêng, vì vào các ngày lễ này, số người tham gia giáo đường đông hơn
các ngày lễ khác. Tiếng kèn sừng trâu (thổi nhân ngày lễ Rosh Hashanah và Yom Kippur)
được coi là điểm nhấn tinh thần của một năm tôn giáo. Nhưng một số giáo xứ có truyền
thống không thổi kèn sừng trâu nếu ngày lễ Rosh Hashanah trùng với ngày lễ Shabbat. Tại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.