DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 138

lên lớp, bắt đầu từ khi con học mẫu giáo. Như vậy, một học sinh lớp 1 nên hoàn thành bài
tập trong 20 phút, và thời gian làm bài tập về nhà đối với học sinh lớp 5 là không quá 1 giờ.

Tôi dễ dàng đề xuất công thức này, nhưng bạn phải làm thế nào nếu thầy cô giao cho

con nhiều bài tập hơn mức thời gian giới hạn kia? Bước đầu tiên là bạn hãy trò chuyện với
giáo viên và xin ý kiến thầy/cô về thời gian mà con nên dành ra để làm xong bài. Rất nhiều
trẻ mất tới 90 phút để làm bài tập 30 phút, nhất là khi bài tập quá khó, hoặc quá tẻ nhạt,
hoặc khi con coi bài tập là cái cớ để chống đối. Hãy tự hỏi bản thân: Con mất bao nhiêu
thời gian để chần chừ hoặc lo lắng? Con có hiểu rõ con phải làm xong bài nào không và liệu
con có đủ kĩ năng, công cụ để hoàn thành bài tập không? Hãy cùng thảo luận với giáo viên
của con để tìm ra nguyên nhân khiến con mất nhiều thời gian hơn bình thường để hoàn
thành một bài tập ngắn.

Khi Susanna học lớp 3, cô giáo của bé đề xuất một giải pháp rất hiệu quả đối với cuộc

chiến giữa mẹ con tôi về bài tập về nhà của con. Lúc đó, con bé kịch liệt phản đối bài về
nhà. Tôi hối thúc. Dỗ dành. Dọa cắt hết đặc ân. Tôi muốn bỏ cuộc. Cô giáo Louise Robbins
của bé đưa ra một giải pháp giúp tôi. “Trước hết, chị hãy điều chỉnh bài của cháu bằng cách
giảm bớt bài tập từ vựng. Susanna không cần phải đặt câu với tất cả các từ, vì bé luôn làm
đúng bài kiểm tra từ vừng và có lẽ bé thấy chán ngắt khi phải đặt câu với từng từ. Chị hãy
cho phép cháu lựa chọn từ mà cháu chưa biết và chỉ đặt câu với các từ đó. Nếu điểm số của
cháu sa sút, chúng ta tính tiếp.

“Sau đó, chị hãy nói với cháu rằng cháu chỉ làm bài “đến 7 giờ 30 thôi nhé” hoặc “30

phút nữa thôi.” Chị là người chọn thời lượng làm bài của cháu. Chị đừng hỏi cháu đã làm
xong chưa. Nếu cháu không làm xong bài tập, cứ để tôi xử lý.”

Chúng tôi nhận thấy rằng phương pháp này chuyển từ cuộc chiến giữa Susanna và cha

mẹ sang mâu thuẫn giữa Susanna và bài tập về nhà (và cả giáo viên, điểm số nữa). Phương
pháp này cũng giúp bé nhận thấy rằng chúng tôi trân trọng thời gian để còn kể chuyện
trước giờ đi ngủ, hoặc một giấc ngủ ngon, và chúng tôi cũng trân trọng việc phải làm xong
bài tập. Hiện giờ Susanna đang học trường trung học cơ sở và con bé làm bài tập rất hiệu
quả và có tổ chức, nhưng đôi lúc bài tập của bé lại chồng chất. Chúng tôi lại áp dụng chiến
thuật cũ. Tôi cảnh báo trước với con bé về thời gian: “Con sẽ làm bài đến 10 giờ thôi, vì thế
con nên có kế hoạch rõ ràng.”

Nếu con học tập vẫn hiệu quả nhưng lượng bài tập vẫn quá nhiều, bạn cần phải thay con

trò chuyện với giáo viên. Nếu vẫn không có thay đổi về lượng bài về nhà, hãy tìm gặp hiệu
trưởng. Đôi lúc các cán bộ quản trị nhà trường không hay biết về lượng bài tập chồng chất
mà thầy cô giáo, chuyên gia dạy phụ đạo và huấn luyện viên giao cho học sinh. Nếu nhà
trường không có thái độ cảm thông, bạn nên cân nhắc đến việc chuyển trường cho con.

Và bạn cũng nên nghĩ về mục tiêu nuôi dạy con. Ngày nay, dường như trẻ con phải học

hành vô cùng vất vả để được nhận vào các trường đại học hàng đầu. Ngay từ đầu, bạn hãy
nghĩ rằng con vẫn sẽ có một cuộc sống đầy đủ, trọn vẹn và cống hiến cho thế giới này cho
dù con không theo học nhóm các trường danh tiếng. Hãy trò chuyện với vợ/chồng về suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.