DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 136

Michigan phát hiện ra rằng, lượng bài tập về nhà dành cho học sinh tiểu học tăng gấp ba
lần từ năm 1981 đến 1997. Trong những thập kỉ đầu của thế kỉ này, các nhà giáo dục cấp tiến
tại nhiều trường học ở cấp quận đã cấm không được giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu
học, với nỗ lực ngăn chặn tình trạng học vẹt. Chiến tranh Lạnh - đặc biệt là từ khi Sputnik
ra đời năm 1957 - đặt dấu chấm hết cho nỗ lực này, khi các nhà lập pháp tranh đấu để ủng
hộ chương trình giáo dục môn toán và khoa học tại Mĩ nhằm chống lại mối đe dọa đến từ
các tài năng trẻ thuộc Liên bang Xô-Viết. Vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70,
đám học sinh vui mừng khôn xiết khi bài tập về nhà được giảm xuống gần mức của Thế
chiến II. Nhưng nỗ lo lắng về khả năng cạnh tranh kinh tế của nước Mĩ và báo cáo chính
phủ có tựa đề Nation at risk (Tạm dịch: Quốc gia lâm nguy) tập trung vào nhược điểm của
các trường học Mĩ, lại tiếp tục gia tăng áp lực đối với việc giao bài tập về nhà. Những năm
1990 tiếp tục xuất hiện thêm nhiều lí do hấp dẫn đối với việc này. Cảm giác không chắc
chắn của phụ huynh về tương lai khiến họ chấp nhận gánh nặng bài tập đó, và nếu không có
những mối lo này, có lẽ họ sẽ cảm thấy lố bịch đến tức cười.

Ai cũng có lí. Giáo viên than thở rằng, các bậc phụ huynh vốn vô cùng lo lắng về việc

con phải vào đại học và họ yêu cầu thầy cô giao cho các con nhiều bài tập hơn nữa. Họ nói
rằng, nếu họ không giao bài cho học sinh, phụ huynh sẽ cảm thấy bị lừa dối, như thể họ đi
khám bác sĩ và trở về nhà mà không có đơn thuốc. Các phụ huynh lại than vãn rằng, nhà
trường yêu cầu học sinh phải làm bài tập về nhà nhằm giúp trẻ chuẩn bị kiến thức cho các
bài kiểm tra - các bài kiểm tra này góp phần xếp hạng nhà trường và giáo viên. Tôi ngờ rằng
một số phụ huynh đang coi bài tập của con là việc trông trẻ chi phí thấp, lành mạnh.
đám trẻ không thể tự do chạy nhảy quanh hàng xóm sau khi đi học về, nên bài tập về nhà
được coi là sự thay thế khá hấp dẫn: nhiều thời gian làm bài hơn nghĩa là ít thời gian xem
truyền hình hơn.

Nhưng, tương tự như khi bạn uống nhiều vitamin hơn mức cần thiết của cơ thể, bạn vẫn

sẽ không khỏe mạnh hơn, nên gia tăng lượng bài tập về nhà sẽ không hữu ích cho trẻ.
Nghiên cứu do Đại học Michigan tiến hành chỉ ra rằng, học sinh không có sự tiến triển về
điểm số trong các bài thi sau khi được giao nhiều bài tập hơn. Nhiều bài tập hơn không
giúp trẻ có thêm kiến thức, mà đổi lại, nó chỉ khiến ngày càng nhiều học sinh bị đau đầu,
đau dạ dày, đêm ngủ gặp ác mộng và có thái độ tiêu cực đối với nhà trường. Và đương
nhiên, việc này gia tăng thêm căng thẳng ở nhà nếu xét trên phương diện và phương thức
và thời điểm hoàn thành bài tập.

Chị Lana, mẹ của một sinh viên đại học năm nhất, tâm sự với lớp học của chúng tôi về

quá trình học tập gian khổ của cậu con trai Scott để có tên trong danh sách của một trong
những trường đại học uy tín nhất cả nước:

Khi học phổ thông, Scott học rất giỏi. Thằng nhỏ tham gia tất cả các khóa học. Nó
được nhận vào Trường Đại học California tại Berkeley, nhưng chỉ 2 tháng sau, nó trở
về và đăng ký học bán thời gian ở một trường trong địa phương. Thằng bé thực sự
kiệt sức. Khi ngẫm nghĩ về việc này, tôi cho rằng vấn đề bắt đầu nảy sinh từ khi nó
còn học cấp 2. Thằng nhỏ sống tách biệt và rất căng thẳng. Nó không thể một mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.