DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 135

Bận rộn để tránh cảm giác thất vọng

Chúng ta bận rộn cuống cuồng ở công sở và trực tuyến tại nhà, chúng ta là nạn nhân của
niềm may mắn nhân đôi trong kỷ nguyên của máy vi tính và phong cách sống hiện đại.
Đương nhiên, chính xác thì không phải chúng ta không thể kiểm soát mọi thứ. Chúng ta có
thể tắt máy fax và điện thoại di động bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể giảm thời gian
làm thêm giờ và chịu đựng quang cảnh một ngôi nhà bừa bộn để có thêm đôi chút thời
gian ở bên gia đình. Nhưng tại sao chúng ta lại không làm vậy? Nhà tâm lý học người Anh
D.W. Winnicott đưa ra một lý thuyết về vấn đề này. Ông viết về “sự phòng thủ quá mức đối
với nỗi thất vọng” - sự mô tả đúng đắn về yếu tố tạo động lực cho một số hành động điên
điên của chúng ta.

Winnicott tin rằng, khi con người cảm thấy lo lắng, phương pháp hiệu quả và dễ dàng để

nhấn chìm cảm giác đó chính là phải bận rộn. Ngày nay, chỉ cần nhấn vào nút điều khiển
truyền hình là chúng ta sẽ có ngay các yếu tố gây ra cảm giác thất vọng. Khi tôi viết đến
điều này, tin tức trên truyền hình đang dự đoán về những thay đổi mạnh mẽ đối với môi
trường do sự nóng lên của trái đất. Nghe tin này, có lẽ phản ứng của bạn sẽ là nghĩ đến
những việc mà bạn có thể làm để giúp trái đất, hoặc là bạn sẽ có những phản ứng vô thức
như thế này: “Mình phải khắc cốt ghi tâm vấn đề này càng sớm càng tốt. Thật đáng sợ khi
nghĩ rằng các con sẽ phải sống trên một hành tinh đang trải qua những thay đổi địa chất.
Cũng như mình, chẳng ai có thể một tay xử lý được vấn đề mang tính toàn cầu này, nhưng
mình sẽ đăng ký để cả nhà tham gia thêm vài khóa học về môi trường.” Như tôi đã nói, đây
là quá trình vô thức. Winnicott tin rằng, chúng ta không chủ ý đẩy nhanh nhịp độ cuộc
sống để chạy trốn cảm giác bất lực khi đối mặt với các vấn đề lớn lao hoặc các cuộc chiến
nội tâm.

Điều này lý giải vì sao ý tưởng về một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn lại khiến nhiều người lo

sợ đến vậy. Chúng ta không sợ mất thời gian, thay vào đó chúng ta sợ có thời gian để ngẫm
nghĩ về mọi chuyện. Thiếu đi sự xao nhãng và sự gián đoạn quen thuộc, có lẽ chúng ta lại
phải đối mặt với cảm giác thất vọng, cô đơn, tức giận, hốt hoảng, bất lực và kiệt sức, và cả
nỗi lo sợ rằng chúng ta không đủ mạnh mẽ để tạo ra những thay đổi mà chúng ta cần phải
tạo ra.

Bài tập về nhà: kẻ cướp thời gian

Nếu có ý chí và ý thức rõ ràng về sứ mệnh, chúng ta có thể thay đổi một số hành vi vốn
cướp thời gian của chúng ta khi ở bên gia đình. Nhưng vẫn có một động lực bên trong gây
xáo trộn và khiến rất nhiều gia đình thất vọng. Đó chính là bài tập về nhà. Bắt đầu từ khi
con đi học mẫu giáo hoặc học lớp 1 và cứ gia tăng dần dần cho đến khi con học xong lớp 12,
bài tập về nhà ngốn hết thời gian của buổi tối, gia tăng mối căng thẳng trong gia đình và
biến những đứa trẻ vô tư thành những đứa trẻ học hành cực nhọc, tâm trạng lo âu.

Trước đây mọi việc không như thế này. Ở nước tôi, bài tập về nhà hiện đang được giao ở

mức cao chưa từng có. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Xã hội, Trường Đại học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.