DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 3

Tôi bắt đầu nhận thấy một xu hướng vô cùng kỳ lạ: một số cha mẹ được báo “tin tốt”

không hoan nghênh tin tốt của tôi. Họ thất vọng thay vì cảm thấy nhẹ nhõm. Nếu như
không có bất ổn, nếu như không có sự chẩn đoán, không có rối loạn, vậy thì trẻ không thể

n định được. “Con tôi đang sa sút!” các bậc phu huynh lo âu phàn nàn như vậy. Và tôi

cũng đồng tình với họ. Con cái của những người cha người mẹ cao thượng này đang phát
triển không bình thường.

Trong cả ngày dài, một số trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Buổi sáng, trẻ kêu ca này nọ.

“Con đau bụng… Con không muốn đi học vì Sophie từng là bạn thân nhất của con, và giờ
bạn ấy vẫn thế… Huấn luyện viên Stanley bất công lắm. Thầy ấy muốn bọn con chạy quá
nhiều chặng đường.” Sau khi tan học, trẻ lại phải đối mặt với trận chiến xem khi nào và ai
sẽ hoàn thành bài tập về nhà, hoặc những nhu cầu mong muốn không có điểm dừng: “Bạn
nào lớp con cũng có giày đế bằng… Các bạn đều được xem phim PG-13

(3)

hết… Bố mẹ các

bạn cũng cho các bạn ấy xỏ lỗ tai… Các bạn ai cũng được nhiều tiền tiêu vặt hơn con.”

Còn tại bàn ăn là cuộc xung đột về món ăn vốn đã được nấu xong xuôi và liệu trẻ có

hứng thú ăn hay không. Đến giờ ngủ, trẻ càng kêu ca nhiều hơn nữa: “Con chỉ xem một
chương trình nữa thôi mà… Tai con bị đau… Chân tay con đau lắm… Con sợ ngủ tắt đèn
lắm.” Khi cha mẹ cố gắng giải thích (“Con phải đi học bởi vì… Con cần phải ăn tối vì… Con
phải đi ngủ vì…”) thì trẻ bỗng nhiên trở thành các luật sư nhí, sẵn sàng đưa ra luận cứ để
đáp trả mỗi lời giải thích đó.

Có vẻ như các vấn đề điển hình này rất bình thường, là đặc trưng của mối bất đồng bình

thường giữa con trẻ và cha mẹ. Nhưng những tình tiết mà phụ huynh mô tả với tôi không
hề bình thường chút nào. Những rắc rối thường ngày cứ kéo dài dai dẳng và chỉ tạm ngưng
trong một vài tình huống nhất định. Các chi tiết được gắn kết như sau: nếu trẻ cảm thấy
được bảo vệ trước các mối nguy hiểm, hoặc trẻ an tâm trước áp lực phải tỏ ra có trách
nhiệm, hoặc được tạo đủ hào hứng để có thật nhiều điều thú vị để làm, trẻ sẽ nguôi giận, có
tinh thần hợp tác, vui vẻ và lễ phép. Nhưng hiếm hoi lắm mới có những khoảnh khắc như
thế. Phần lớn thời gian cha mẹ và trẻ đều vô cùng khổ sở và tuyệt vọng.

Một trẻ trong số những trẻ này ở ngoài đường biên của “giới hạn bình thường.” Tôi vẫn

thường được đề nghị xử lý các ca bệnh tè dầm ra giường, táo bón, điểm kém của các trẻ có
chỉ số IQ cao, hoặc trẻ gặp các khó khăn nghiêm trọng trong việc kết bạn và duy trì tình
bạn. Nhưng các trẻ này không nằm trong danh mục các ca “tin xấu”. Dường như không trẻ
nào phải trải qua bất kì liệu pháp bệnh học tâm lý thực sự nào. Thay vào đó, tất cả mọi
người – từ trẻ đến cha mẹ - dường nhưcó rất ít thời gian vui vẻ bên nhau.

Tôi đánh mất niềm tin

Tôi được đào tạo để tin vào tâm lý học, vào liệu pháp “chữa bệnh bằng lời nói.” Tôi được dạy
để hỗ trợ về mặt tâm lý nhưng không được chỉ trích phê bình, nhưng càng ngày tôi càng có
nhiều phán xét hơn. Tôi thấy sự bất ổn nhưng không thể đưa vấn đề đó vào sách hướng dẫn
chữa bệnh. Khi làm việc với trẻ, tôi bắt đầu cảm thấy mình là bảo mẫu được-trả-lương-cao.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.