DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 42

Có vẻ thật là tẻ nhạt hoặc đạo đức giả khi khăng khăng yêu cầu con phải thể hiện hành

vi lịch thiệp giả dối kia, nhưng đây là cách chúng ta xây dựng thói quen cho cả cuộc đời. Do
Thái giáo tập trung vào sức mạnh của ngôn từ, coi đó như công cụ thể hiện sự tôn kính đối
với cha mẹ mà Thiên Chúa đã tạo ra. Và như vẫn luôn luôn được thể hiện trong tín ngưỡng
Do Thái giáo, những điều nhỏ bé nhất là quan trọng nhất.

Khi con bắt chước kiểu nói chuyện trên truyền hình

Rất nhiều trẻ xem truyền hình nhiều hơn cả thời gian nói chuyện với cha mẹ. Thật không
may, những đứa trẻ trong các bộ phim hài kịch tình thế đều cãi lại người lớn, liên tục có
những lời mỉa mai châm biếm và hiếm khi trò chuyện với cha mẹ một cách văn minh. Mặc
dù nhiều cha mẹ thấy khó tin, nhưng những đứa trẻ xem nhiều ti vi thường hoàn toàn
không ý thức được về giọng điệu hỗn xược, hoặc ngôn từ thô lỗ mà chúng sử dụng. Trẻ nghĩ
điều đó là bình thường.

Chồng tôi là nhà văn, trong gia đình tôi, các con được nghe kịch bản và hội thoại. Nếu

các con trả lời câu hỏi bằng cách nói: “Thế nào cũng được,” hoặc “Biết rồi, khổ lắm, nói
mãi,” chúng tôi yêu cầu con viết lại câu nói đó ra. Nếu con khóc nhè hoặc nói kiểu trẻ con,
chúng tôi nói: “Con thử nói lại câu đó bằng ngữ điệu khác được không?” hoặc “Con nhắc lại
câu đó lần nữa để mẹ hiểu rõ hơn xem nào?” Nếu con trả lời theo kiểu ra vẻ tinh khôn,
chúng tôi sẽ nói: “À à, các con đang nói giống trên ti vi đây. Chắc là tại con xem ti vi nhiều
quá đây mà.”

Điểm cốt yếu là không làm con bẽ mặt hoặc không được thuyết giáo con. Chúng ta

muốn nâng cao ý thức của con và đảm bảo con biết rõ mỗi khi con thô lỗ. Tôi phát hiện ra
rằng cách hiệu quả nhất để làm việc này là chỉ tạm thời nhắc đến và không quở mắng con.
Không nhất thiết phải tìm hiểu xem tại sao con lại có thái độ mỉa mai hoặc vẻ mặt hờn dỗi;
mục tiêu là giúp con thay đổi hành vi, thay vì cải thiện tâm trạng. Trẻ cần phải học cách tỏ
ra lịch sự, bất kể trẻ đang cảm thấy thế nào.

Khi dạy con về ngôn từ bày tỏ lòng tôn kính, hãy đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng. Nếu

trẻ cãi lại, hãy cầm tay con và nói giọng bình tĩnh: “Con không được phép nói như vậy với
mẹ.” Quan trọng là bạn phải kiên định. Nếu không con sẽ không nghĩ là bạn đang nói
nghiêm túc và vấn đề sẽ thất bại.

Tránh cãi cọ

Chỉ dụ của Do Thái giáo về việc con cái không được cãi lại cha mẹ trước mặt người khác
nghe có vẻ vô cùng đơn giản. Ngay cả từ cãi lại cũng ám chỉ sự bất đồng mang tính văn
minh. (“Ba ơi, con xin phép có ý kiến khác”) trái với những cuộc đối đầu công khai, bẽ mặt
mà rất nhiều người trong số chúng ta đã trải qua. Tương tự như trong nhiều lĩnh vực nuôi
dạy con khác, việc chấp nhận quan niệm rằng cha mẹ phải chịu trách nhiệm và con cái
không cần phải hiểu hoặc đồng ý với quy tắc của chúng ta cần thêm nhiều thời gian hơn
nữa để giải quyết vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.