DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 40

đầu việc này có vẻ bất tiện, vậy là bạn đã sẵn sàng ra luật. Nhưng chính xác thì luật là gì?
Xã hội này thất thường lắm, và trong khi chúng ta cần phải thiết lập ranh giới cho các con,
nỗ lực làm nhanh, làm gấp quả là không phù hợp chút nào.

Về vấn đề này, Do Thái giáo rất hữu ích vì đạo này cung cấp cho chúng ta bộ tiêu chuẩn

cơ bản - “điểm cốt yếu” của sự tôn kính - được áp dụng cho con trẻ ở mọi lứa tuổi. Luật Do
Thái yêu cầu người trưởng thành phải chăm sóc cha mẹ già của mình, bằng cách cung cấp
thức ăn nước uống, áo quần, nơi ở và tận tụy chăm sóc cha mẹ; nói cách khác là không
được thờ ơ hoặc bỏ rơi cha mẹ. Khi các con còn nhỏ, luật Do Thái tuyên bố các con phải:

Luôn luôn cư xử lịch thiệp với cha mẹ.

Không cãi lại lời cha mẹ trước mặt người khác.

Tôn trọng quyền riêng tư của cha mẹ và của người khác.

Không ngồi vào vị trí của cha mẹ tại bàn ăn.

Kính trọng cha dượng/mẹ kế.

Thật thú vị, khi cách đây 2.000 năm, rabbi đã nỗ lực xác định rõ các hành vi mà đến nay

vẫn quan trọng với chúng ta (và khiến chúng ta bực mình) nhất. Chỉ riêng hai mục đầu tiên
thôi cũng đã cho thấy thách thức to lớn. Những đứa con lịch thiệp, biết cư xử đúng mực
luôn nói chuyện với bạn bằng giọng điệu hòa nhã và không cãi lời bạn trước mặt người
khác ư? Ảo tưởng mà thôi. Nhưng nếu bạn cam kết đầy đủ với việc vượt qua sự phản kháng
và cơn sốc ban đầu của con, niềm tin rằng kết quả cuối cùng sẽ bõ công ta nỗ lực, chúng ta
có thể thực sự dạy con cải tiến hành vi và cư xử với chúng ta một cách tôn kính hơn.

Ngôn từ, giọng điệu của con

“Con ghét bữa tối này!”

“Bà hôi lắm. Con không đến nhà bà đâu, nhất định không!”

“Nhưng tại sao ạ? Mẹ hãy nói rõ xem nào?”

Giọng điệu và lời nói có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Một đứa trẻ không nhất thiết phải

dùng ngôn từ để báo hiệu thái độ tiêu cực của mình - chỉ một tiếng tặc lưỡi, một cái nhếch
môi hay vẻ mặt khiêu khích cũng đủ lột tả tâm trạng đó - nhưng ngôn từ trẻ sử dụng ảnh
hưởng đến giọng điệu. Sẽ vô cùng khó khăn khi nói “Ai mà không biết” một cách tử tế và
cũng khó tương tự, nếu như không nói là có thể, nói “Cám ơn mẹ về bữa tối” với giọng điệu
biết ơn mỗi tối. Trong tâm lý học, lý thuyết về học thuyết hành vi liên quan đến nhận thức
cho rằng, cảm xúc đến sau hành vi. Nói cách khác, thay vì đợi con có cảm giác vui lòng, bạn
có thể dạy con thói quen thể hiện thái độ lịch sự. Nếu con và bạn sử dụng các cụm từ lịch
thiệp mỗi ngày, cảm giác về sự biết ơn và tôn kính sẽ lớn dần mà không cần đến hành vi của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.