DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 39

nhất, ngay cả khi con bạn hiểu rõ rằng chơi trò Nintendo bốn giờ liên tục không tốt cho sức
khỏe, nhưng trẻ vẫn sẽ chơi chừng đó thời gian nếu trẻ có thể chơi trót lọt. Đó là bản chất
con người, và chỉ có quyền lực mạnh mẽ hơn mới có thể ngăn cản trẻ trước cám dỗ. Nhưng
một điều quan trọng không kém là có những sắc lệnh bạn không thể giải thích, và còn có
những sắc lệnh mà trẻ sẽ kiên quyết không chịu hiểu. “Tại sao bạn Kirk lúc nào cũng phải
đến nhà mình chơi? Tại sao con không đến nhà bạn ấy chơi được?”
con trai bạn hỏi như
vậy. (Bởi vì bạn biết rằng bố của Kirk có súng trong nhà và anh ta còn là một con sâu rượu
và hiện giờ bạn vẫn chưa muốn con biết về chuyện này). Một đứa trẻ kiên trì sẽ nài nỉ bạn
mỗi chiều, “Tại sao con không được xem chương trình ‘Cậu bé Khoa học Bill Nye’ trước
khi làm bài tập về nhà hả mẹ? Đó là chương trình giáo dục mà!”
(Bởi vì tách con ra khỏi
màn hình TV sẽ khiến con có tâm trạng cáu kỉnh, bất hợp tác).

Từ những việc nghiêm trọng đến những việc buồn tẻ, trẻ luôn luôn đặt câu hỏi. Bạn có

thể dành hàng giờ cố gắng giải thích và hợp lý hóa mọi quyết định, hoặc bạn có thể trả lời:
“Vì mẹ nói thế,” hoặc câu nói nào đó bớt khiếm nhã hơn. Quyền được biết của con không
thế chỗ cho tất cả các mối quan tâm khác. Không phải lập luận, mà ngôn từ của bạn mới
đóng vai trò quan trọng.

Làm mọi việc vì “Thiên Chúa nói vậy” được gắn liền với truyền thống của Do Thái giáo.

Luật lệ Do Thái được chia làm hai nhóm: Mishpatimchukim. Mishpatim là nhóm luật
lệ Do Thái, mặc dù được ban hành một cách tôn nghiêm, ẩn chứa rõ ràng yếu tố logic. Ví
dụ, tổ chức lễ Sabbath là hoạt động thuộc nhóm Mishpatim, bởi vì lấy một ngày trong tuần
làm một ngày nghỉ ngơi đem lại những lợi ích rõ ràng về lý luận và thực tế. Một luật lệ
Mishpatim khác là yêu cầu phải thanh toán tiền lương cho người làm công đúng với số
ngày làm việc. như thế mới hợp lý và có mối quan hệ lao động tốt đẹp.

Chukim (số ít là chok) là các đạo luật không có lập luận logic. Các đạo luật này vượt tầm

hiểu biết của chúng ta, và chúng ta tuân thủ đạo luật không phải do tôn kính và phụng sự
Thiên Chúa. Luật chế biến thức ăn theo luật Do Thái bắt nguồn từ nhận thức sai lạc phổ
biến đến mức các rabbi cổ xưa phải đưa vào quy định vì những lý do liên quan đến sức
khỏe, nhưng quy định này được coi là chukim, là các mệnh lệnh thần thánh để chúng ta có
cung cách ăn uống đặc biệt, thiêng liêng.

Về mặt kĩ thuật, luật lệ yêu cầu chúng ta phải tôn kính bề trên là mishpatim, và việc dạy

con về lòng tôn kính này có rất nhiều ưu điểm thực tế. Nhưng các bậc hiền nhân cho rằng,
tốt nhất là hãy coi Điều răn thứ năm là một chok hơn là một mishpatim, vì lợi ích của con
và của chính bạn. Theo đó, không có một lời chất vấn nào về sự thích đáng của điều răn
này, không tranh luận liệu yêu cầu của cha/mẹ có hợp lý không. Tính thực tế và logic của
việc này không còn quan trọng. Nếu “Tôn kính cha mẹ” là một chok, chúng ta sẽ làm vậy
chỉ đơn giản vì Thiên Chúa ra lệnh cho ta.

Luật lệ như thế nào?

Sau khi thừa nhận rằng bạn nên đảm nhận vai trò cầm quyền trong gia đình, cho dù ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.