DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 38

niềm tin rằng các con ngang hàng với họ (trong trường hợp của Irina và Alexander, con cái
là thượng cấp về văn hóa.) Họ tham dự các khóa học về nuôi dạy con của tôi bởi vì triết lý
chủ nghĩa bình quân này không đem lại hiệu quả.

Con cái không ngang hàng với chúng ta, các con cũng không muốn như vậy. Trong các

buổi thảo luận của lớp, bên cạnh những lời dạy của Do Thái giáo, tôi thường trích dẫn lời
dạy của các hiền nhân khác: người huấn luyện chó. Các chuyên gia này biết rõ tầm quan
trọng của việc thiết lập địa vị thống trị đối với chó khi lần đầu tiên chú chó đặt chân đến
ngôi nhà. Các huấn luyện viên dạy những người chủ mới phải liên tục củng cố vị thế “tột
bậc” bằng cách không cho phép con chó ngồi ở vị trí cao hơn chủ, và trước nhất là không
cho chó đi qua cửa. Nếu chó biết nói, chắc chắn các huấn luyện viên này sẽ không cho phép
chúng cãi lại. Họ phát hiện ra rằng, khi chó được phép lấn át chủ, chúng sẽ trở nên nhút
nhát và hách dịch. Trẻ con cũng giống y như vậy.

Hệ thống dân chủ không đem lại hiệu quả đối với chó hoặc trẻ con, nó chỉ khiến trẻ cảm

thấy bất an. Cha mẹ bị đánh lừa bởi vì trẻ là những người tranh luận tài ba, nhưng về tâm
lý, trẻ không được trang bị để chiến thắng trong những cuộc tranh luận này. Trẻ không có
sự trưởng thành để quy định thời lượng xem truyền hình cho mình, hay giám sát ngôn từ,
dạy cho bản thân cung cách đúng đắn. Sách Cách ngôn nói thế này: “Đào tạo một đứa trẻ
theo con đường mà nó nên đi, và khi đủ tuổi, nó sẽ không rời khỏi con đường đó.” Quan
trọng là từ khi con còn rất nhỏ, hãy bắt đầu dạy cho con biết rằng bạn là ông chủ, và không
ngừng nhắc cho con nhớ đến điều đó cho đến khi trẻ đủ lớn để rời xa gia đình.

Lời răn thứ nhất, “Ta là Thiên Chúa của ngươi… ngươi không có Thiên Chúa nào khác

ngoài ta,” không ẩn chứa quy tắc về hành vi. Khác với “Ngươi phải giữ ngày Sabbath” hay
“Ngươi không được lấy cắp” hay “Ngươi không được dâm dục”. “Ta là Thiên Chúa” chỉ là
một lời nói đầu, thiết lập quyền lực của Chúa để mọi người chú tâm đến phần còn lại của lời
răn. Chúa đang nói rằng: “Ta là ông chủ” giống như người mẹ nói: “Mẹ là mẹ của con.”

Đối với nhiều cha mẹ, cụm từ thừa thãi này khiến họ nhớ đến thái độ “bởi vì ta nói vậy”

ngày xưa, giống như hồi nhỏ họ bị xem thường. Giống như David trong câu chuyện nêu
trên, họ sợ phải mắng mỏ phẩm giá của con, và đó là phẩm giá mà họ quan tâm điều chỉnh
hơn cả phẩm giá của chính mình. Nếu chúng ta tìm hiểu kĩ các lí do ẩn sau Lời Răn thứ
nhất, chúng ta sẽ hiểu rõ về việc thiết lập quyền lực. Hóa ra, có rất nhiều trường hợp cho
thấy thái độ “bởi vì ta nói vậy” là phản ứng có thể được bào chữa một cách hoàn hảo.

Hãy cùng suy ngẫm xem tại sao Chúa lại lo ngại đến vậy về vấn đề liên quan đến quyền

lực của Người nếu như những lời răn dạy đúng với luân thường đạo lý và chính đáng một
cách cố hữu. Không lẽ bẩm sinh mỗi người đều không muốn tuân theo lời răn nếu họ có ý
thức tốt đến vậy ư? Có lẽ mong muốn là chưa đủ. Chúa biết rằng một số người muốn lách
luật, ngay cả khi họ hiểu rõ và đồng ý với luật. Chúa cũng nhận thấy có những người không
hiểu luật. Nếu không có lời đe dọa về sự trừng phạt của đấng quyền năng, cả hai nhóm
người này đều có thể phớt lờ những lời răn.

Lập luận tương tự được áp dụng khi bạn chuẩn bị thiết lập quyền lực trong nhà. Trước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.