DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 54

phân biệt đối xử. Cụ thể, bản tin kêu gọi cha mẹ, giáo viên và học sinh bảo vệ các học sinh
GLBTQ

(2)

để họ không cảm thấy “bị đánh giá thấp, vô hình, không quan trọng” hay tồi tệ

nhất là cảm thấy “không vui”. Để làm được điều này, nhà trường tổ chức một cuộc hội thảo
nhằm nâng cao nhận thức cho tất cả học sinh, bao gồm cả trẻ học mẫu giáo. Các trẻ được
học về tầm quan trọng của việc duy trì môi trường an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm
các trẻ có cha, mẹ đồng giới nam hoặc đồng giới nữ, hoặc anh chị em, hoặc bất cứ ai, vào
thời điểm nào đó, phát hiện ra rằng họ là người đồng giới.

Chính sách GLBTQ và rất nhiều chính sách về hành vi “an toàn” rất đúng với luân

thường đạo lý - các nhà quản trị đang cố gắng tạo ra những đứa trẻ giỏi có kiến thức sâu
rộng, không chỉ giỏi các môn thể thao, mỹ thuật, mà còn có khả năng chịu đựng và có lòng
dạ nhân từ. Các chính sách này là phương pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức về nỗi
thống khổ của nạn nhân khi bị phân biệt đối xử, nhưng để hình thành nên nhân cách, thời
gian dành cho việc nâng cao nhận thức phải tương đương với thời gian phát triển khả năng
chịu đựng đối với sự bất công quen thuộc và cuộc sống phức tạp của - điều này khiến phần
lớn chúng ta đều “cảm thấy tồi tệ” ít nhất vài lần mỗi ngày.

Nếu điều này có vẻ hà khắc, bạn hãy nghĩ đến câu chuyện của Ruby Bridges. Năm 1960,

khi mới 6 tuổi, Ruby khởi xướng phong trào xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc trong nhà
trường tại New Orleans bằng cách đi thẳng vào lớp học với sự hộ tống của cảnh sát trưởng
liên bang, trong khi đám đông đằng đằng sát khí, cật vấn đang đe dọa giết cô bé. Mẹ Ruby
kể rằng cô bé cười với những kẻ truy vấn và tối nào trước khi đi ngủ cô bé cũng cầu nguyện
cho họ. Khi tôi đưa con gái đến gặp cô Bridges này tại một buổi kí tặng sách được tổ chức
gần nhà, tôi vô cùng phấn khích khi các con được gặp người phụ nữ dũng cảm đến vậy từ
khi còn là con nít. Sự dũng cảm của cô đã truyền cảm hứng cho tôi khi tôi còn là một đứa
trẻ và khi tôi trưởng thành, cô còn truyền cho tôi nhiều cảm hứng hơn nữa.

Sự bảo vệ đích thực nghĩa là hãy dạy trẻ cách tự thân xử lý rủi ro, thay vì bảo vệ trẻ trước

mọi nguy cơ. Quá lo lắng về nạn phân biệt đối xử trong khi không cho phép trẻ tự đi dạo
quanh tòa nhà có thể tạo ra những mảnh vỡ trong ý thức của trẻ. Nếu bị buộc phải bảo vệ
thứ mà trẻ đã được dạy để tin tưởng, tôi e rằng phần lớn những đứa trẻ mà chúng ta đang
nuôi dạy sẽ không hành xử như Ruby Bridges. Chúng sẽ không sẵn lòng tỏ ra dũng cảm, và
có lẽ, quan trọng hơn cả, là chúng sẽ không có được sự ủng hộ của cha mẹ.

Freud nói rằng mục đích của phương pháp trị bệnh bằng phân tâm học rất khiêm

nhường: biến nỗi khổ sở do lo lắng thái quá thành nỗi buồn bình thường. Do Thái giáo dạy
rằng con người phải tìm kiếm suốt đời để xây dựng middot (theo đúng nghĩa đen là
“phương sách”, hay còn gọi là các đặc điểm tính cách tốt.) Một trong những đặc điểm này là
khả năng chịu đựng nỗi đau khổ về cảm xúc. Nhưng phần lớn các cha mẹ mà tôi trò chuyện
cùng đều tin rằng con họ nên được bảo vệ trước “các nỗi buồn bình thường” và trước các
cảm xúc buồn, giận, sợ hãi, nản chí hay tuyệt vọng. Theo nhà tâm lý học Orthodox và nhà
giáo dục Miriam Adahan, trẻ cần có cơ hội học hỏi về “mô hình con sóng” của cảm xúc. Nếu
cha mẹ nhào tới bảo vệ trẻ khỏi nỗi buồn này, trẻ sẽ không có cơ hội biết được rằng mình có
thể chịu đựng và có thể tự hồi phục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.