DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 56

khắc có vẻ hoàn hảo, bạn vẫn đang nghĩ về các rắc rối tiềm tàng trong tương lai. Một dấu
hiệu khác: con có vẻ lo lắng hoặc thận trọng quá mức. Theo tôi biết, mới đây có một nhóm
các học sinh lớp 2 cùng đi cưỡi ngựa. Một cô bé không chịu đội mũ bảo hiểm vì mẹ dặn bé
không bao giờ được đội mũ của người khác, nếu không sẽ bị lây chấy. Một bé khác phàn
nàn vì sợ ruồi trên lưng ngựa bâu vào người. Thông thường, các phụ huynh lo lắng lại nuôi
dạy những đứa trẻ luôn luôn lo lắng, và chúng thấy thế giới này không thể chống lại được
và thật đáng sợ. Cuối cùng, nếu chồng/vợ hoặc giáo viên của con hoặc bạn bè nói với bạn
rằng: “Tôi không hiểu sao chị lại lo lắng đến vậy. Tôi thấy Connor hoàn toàn bình thường
mà,” có thể bạn sẽ muốn vui vẻ hơn và tuân thủ đúng quy tắc 20 phút mỗi ngày.

Một số cha mẹ giống hệt một chiếc máy hút nỗi lo, và chiếc máy này phải đầy ứ ngay khi

vừa mới trống rỗng. Ngay từ hồi nhỏ tôi đã biết đến hiện tượng này, vì bà ngoại tôi là
chuyên gia lo lắng. Bà thường tự nghĩ ra một mối lo rồi nghĩ thế này thế nọ, đến mức nỗi lo
xuất hiện thường xuyên trong tâm trí bà. Ngay khi một nỗi lo tan biến, bà lại tìm được một
mối lo thay thế. Bà thật hạnh phúc khi có tới ba thế hệ con cháu để mà lo lắng. Khi con gái
và các cháu đều ổn, bà lại lo về các chắt. Nếu các chắt có vẻ đầy đủ dinh dưỡng và mặc quần
áo phù hợp với điều kiện thời tiết, bà tôi lại lo cho con mèo. Nếu bà thấy con mèo khỏe và
no bụng, bà lại lo về cây cối hoặc sức khỏe của con cái nhà hàng xóm. Nếu chúng tôi trêu bà
về nỗi lo liên miên của bà, bà chỉ mỉm cười vẻ khoan dung và rồi lại tiếp tục lo.

Kể từ đó, tôi quyết định cho rằng bà là một người mắc bệnh lo lắng. Trong các câu

chuyện dân gian của Do Thái giáo người ta cho rằng bạn có thể ngăn chặn sự việc xấu bằng
cách lo lắng nếu xuất hiện. Ví dụ như câu chuyện về người cạo ống khói Yossel - ông được
chỉ định làm “người lo lắng” chính thức của làng Chelm và đổi lại, ông được nhận 1 rúp

(3)

mỗi tuần. Một người làng Chelm than phiền: “Nếu Yossel nhận được khoản tiền hậu hĩnh
là 1 rúp 1 tuần, vậy thì anh ta còn lo gì nữa chứ?” Bà ngoại tôi tuân thủ đúng truyền thống
đó. Khi làm việc với một người phụ nữ cực kỳ thông minh nhưng lại sợ máy bay, tôi chợt
nhớ đến bà. Người phụ nữ kia nói với tôi rằng chị sợ máy bay sẽ ở nguyên trên trời nếu chị
chỉ cần bấu chặt vào tay ghế. Hiển nhiên thực tế không như thế nhưng một vấn đề của viễn
cảnh này chính là do chị thiếu sự khiêm tốn. Thật là ngạo mạn khi nghĩ rằng chúng ta phải
chịu trách nhiệm trước mọi việc. Đó là lí do, khi một số người Do Thái truyền thống nói về
sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, họ luôn luôn nói thêm cụm từ “ý của Thiên Chúa” vào cuối
câu. Cụm từ phụ thêm này được coi là một lời nhắc nhở, rằng chúng ta không hoàn toàn
kiểm soát được vận mệnh của mình.

Phân biệt các mối lo chính đáng với sự bảo vệ thái quá

Rõ ràng là cuộc sống hiện đại có những khía cạnh khiến các bậc phụ huynh có lý do chính
đáng để lo lắng. Trong số các gia đình mà tôi hợp tác cùng, các mối lo chủ yếu tập trung vào
ba vấn đề chính: hành vi phạm tội, sự an toàn và truyền thông (ti vi, âm nhạc, phim ảnh và
internet). Những mối lo này hoàn toàn trái ngược với kí ức tươi đẹp từ thời thơ ấu của các
phụ huynh. Chị Robin, một khách hàng ngoài 40 tuổi, nhớ lại thời thơ trẻ của mình:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.