DẠY CON KIỂU DO THÁI - SỰ MAY MẮN CỦA CÁI ĐẦU GỐI BỊ TRẦY XƯỚC - Trang 59

nhận” và Thiên Chúa “sẽ chăm nom những kẻ ngốc.” Nghĩa là đôi lúc quyết định của chúng
ta sẽ đưa chúng ta đến với những tình huống hiểm nghèo, nhưng chúng ta phải tiếp tục vận
dụng sự phán đoán tốt nhất, thay vì do dự muốn được an toàn bằng mọi giá. Đảm bảo an
toàn cho trẻ trên ghế ngồi ô tô và yêu cầu trẻ đội mũ bảo hiểm khi đạp xe là việc hết sức
thông thường. Nhưng đi quá xa trong việc bảo vệ trẻ có thể gây phản tác dụng, khiến trẻ sợ
phải tự mình bước ra thế giới.

Sợ truyền thông

Tôi đang trò chuyện với một nhóm cha mẹ trong havurah (nhóm bạn hữu) thì Deborah
lên tiếng:

Tôi không muốn con xem các chương trình tạp nham mà trẻ nhỏ vẫn xem trên ti vi
và phim ảnh. Tôi có ba con, lần lượt lên 3, 6 và 8 tuổi. Tuần trước tôi đưa hai đứa lớn
đi xem phim Tarzan. Đó là bộ phim đầu tiên chúng được xem. Gia đình tôi cũng
không cho phép con xem truyền hình. Dạo gần đây dì tôi, vốn là một người tôi rất
kính trọng, nói với tôi rằng tôi đang sai lầm khi bảo vệ con như vậy. Dì nói:
“Deborah à, cháu phải thôi ngay đi. Cháu đang biến mấy đứa trẻ này thành người dị
hợm đấy.” Liệu dì ấy nói có đúng không?

Với các phụ huynh, tôi thấy được hai nhóm triết lý nuôi dạy con liên quan đến truyền

thông: triết lý Nhóm quỷ tha ma bắt, ai chả xemNhóm tuyệt đối không xem. Cả hai
triết lý này đều là một dạng thức lừa phỉnh. Nhóm thứ nhất lừa dối trẻ về sự bảo vệ trước
những hình ảnh bạo lực, quá khêu gợi hoặc hãi hùng, để trẻ tiếp cận với những trải nghiệm
mà trẻ không thể đánh giá đúng sai. Nhóm thứ hai lừa dối trẻ về niềm vui thú và sự giao
hảo, vì phần lớn sự phổ biến xã hội của các trẻ tiểu học đều dựa trên vốn hiểu biết về
chương trình đang được chiếu trên truyền thông. Chắc chắn có nhiều mối lo sợ về việc cho
phép trẻ tự mày mò các kênh truyền thông hiện đại, nhưng cũng dễ dàng khiến bạn mắc
chứng hoang tưởng. Trong cuốn sách hữu ích và sáng suốt The Culture of Fear: Why
Americans Are Afraid of the Wrong Things
(tạm dịch: Văn hóa sợ: Tại sao người Mỹ sợ
những điều sai trái) nhà xã hội học Barry Glassner lần lượt vạch trần các mối lo lắng hấp
dẫn của cha mẹ, bao gồm mối nguy hiểm từ động vật ăn thịt trên mạng đến những kẻ thích
quan hệ tình dục với trẻ em. Đây là cuốn sách đáng đọc nếu bạn muốn hiểu rõ quan điểm
về các rủi ro của truyền thông.

Các nguyên lý về sự điều độ, tán dương và thánh hóa có thể giúp bạn thiết lập hệ thống

hạn chế chương trình ti vi/phim truyện/âm nhạc/phần mềm/Internet cho gia đình. Hãy
bắt đầu với sự tán dương. Truyền thông cung cấp cho trẻ vô số cơ hội làm giàu vốn hiểu biết
về văn hóa, những niềm vui giản dị và cả những điều đáng sợ. Ngay khi quyết định chương
trình mà con được xem, hoặc đăng nhập, hoặc chơi, bạn không nên chế nhạo thể thức hoặc
nội dung chương trình. Thật không công bằng khi làm dịu gánh nặng của bạn về sự mâu
thuẫn trong tư tưởng bằng cách cho con xem Kenan and Kel

(6)

trong khi bạn ngồi thuyết

pháp cho con về mỹ thuật, thuyết nam nữ bình quyền hay chính trị. Việc này sẽ chỉ khiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.