Giờ thì mọi thứ đã thay đổi. Lynn lúc nào cũng bận rộn. Cuộc sống của cô có rất nhiều
nhân vật mới: Ông hiệu trưởng côn đồ cho rằng vấn đề đã khép lại sau khi Morgan chịu xin
lỗi, cô giáo nhẫn tâm gợi ý rằng Jenna nên học thêm một vài kỹ năng về sự quyết đoán, gia
đình một người bạn hào phóng đề nghị giúp Lynn khởi kiện, chuyên gia trị liệu tâm lý thì
đồng cảm với cô. Lynn ghi chép lại hoạt động của tất cả bọn họ với lòng nhiệt tình và sự hài
hước đen tối
. Cô gọi Jeff – đang bận làm việc để anh có thể đến giúp cô đưa ra quyết
định; vào buổi chiều, cô gọi điện cho em gái và thổi phồng mọi chuyện lên. Cô tính toán
mọi đường đi nước bước như Tôn Vũ trong Binh pháp Tôn Tử
Jenna cũng nhận ra điều gì đó. Mẹ cô không còn lúc nào cũng chăm chăm vào màn
hình máy tính hay càu nhàu với cô về chuyện làm bài tập về nhà nữa. Dường như mẹ cô
vui vẻ hơn trước. Mẹ cô không còn quan tâm đến việc cô mới quen những bạn bè nào vì
Lynn còn đang bận với những mối quan hệ của mình. Bà chính là nhân chứng buộc tội.
Sau một vài tuần, nhà trường đồng ý chuyển Jenna sang một lớp mới, phạt cấm túc
Morgan và cô bé phải thực hiện các hoạt động công ích. Sau đó rõ ràng là mạng lưới xã hội
mà Lynn vừa tham gia vào đã đổ vỡ. Ngôi nhà lại trở về trạng thái yên lặng. Hai tuần sau,
Jenna về nhà và lại phàn nàn về việc bị người khác xúc phạm. Một cậu bé tên là Tyler đã
nhìn bài cô bé trong kỳ thi Tiếng Anh và sao chép tất cả các câu trả lời của các câu hỏi trắc
nghiệm. Lynn lại tiếp tục có động lực, bận rộn và có mục tiêu. Cô có một kế hoạch. Có thể so
sánh các câu trả lời của Jenna với của Tyler và làm rõ việc gian lận này. Tyler không thể
nào trả lời đúng hết các câu hỏi và nếu các lỗi sai của Tyler giống với của Jenna thì đó sẽ là
bằng chứng! Cô lại có chuyện để lo nghĩ. Liệu có phải Jenna cố tình tạo ra rắc rối để xoa dịu
sự cô đơn của mẹ mình? Các vấn đề của cô có có thể có rất nhiều nguyên nhân. Nhưng kết
quả của nó thì rất rõ ràng. Những vấn đề của Jenna khiến tinh thần của mẹ cô bé khá hơn.
Khi nhu cầu sống có mục đích, sự gắn kết và làm được gì đó của chúng ta xung đột với
những hành vi ngớ ngẩn và bản năng thích lao vào những chuyện rắc rối của bọn trẻ, chúng
ta đang tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau. Với cha mẹ, công thức rất rõ ràng: Các vấn đề của bọn
trẻ cho tôi một mục đích, khiến mối quan hệ giữa tôi và chúng gần gũi, gắn kết hơn, giúp
tôi không còn phải nghĩ về chính những vấn đề của mình nữa.
Trong cuốn sách gây tranh cãi Bằng chứng cho thấy bạn đang nghiện con mình
(Addiction Proof Your Child), Stanton Peele đã định nghĩa thói nghiện con là một hành vi
lặp đi lặp lại, nó khiến bạn cảm thấy khá hơn nhưng thực ra nó đang làm hại bạn, là sự dựa
dẫm vào những trải nghiệm mang lại “cảm giác nhanh chóng, chắc chắn và dễ dàng có được
sự hài lòng” nhưng lại “bảo vệ bạn khỏi những thách thức khác của cuộc sống và ngăn cản
sự trưởng thành”. Việc cha mẹ nghiện con rất có ý nghĩa vì chúng ta luôn có thói quen nổi
giận, quấy rầy, thúc giục và yêu thương con cái, nhiều đến mức các kỹ năng khác trong cuộc
sống của chúng ta bắt đầu thui chột dần. Nhưng khi chúng lớn hơn, chúng ta cũng già đi, và
việc trông thấy chúng ngày một độc lập nhắc chúng ta nhớ rằng mình sẽ không sống mãi
được. Chúng ta sẽ cảm thấy tốt hơn nếu chúng phụ thuộc vào mình. Đó là lý do chính xác
vì sao việc để bọn trẻ tự do lại quan trọng đến vậy.