Hãy là người tư vấn chứ đừng là người phục vụ
Thách thức của việc làm cha mẹ là thúc đẩy được sự gắn bó tình cảm với tâm hồn thô ráp
của bọn trẻ nhưng vẫn đứng cách khỏi sân khấu của chúng một chút. Chúng ta phải có lòng
dũng cảm và sự khéo léo để vừa xa cách vừa vẫn gần gũi chúng. Nhịp điệu của mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái thay đổi hàng ngày, có nghĩa là hôm nay bạn sẽ thành công thì bạn
có thể gặp vấn đề vào ngày mai. Nó còn khó khăn gấp đôi vì bạn có những kẻ thù vô cùng
mạnh mẽ: nền văn hóa hiệp sức chống lại bạn, bảo bạn lao vào chặn trước những tai họa và
bản thân con bạn cũng thét lên đòi giúp đỡ hoặc cằn nhằn bảo bạn hãy để nó yên dù bạn
biết chắc rằng nó đang cần được giúp đỡ.
Hãy mong rằng bạn sẽ phải băn khoăn. Hãy hy vọng rằng bạn sẽ bị mất ngủ. Hãy cố gắng
hết sức có thể, việc xa cách chúng trong yêu thương có thể sẽ rất khó khăn bởi nó khiến
bạn cảm thấy như thể bạn đang bỏ rơi bọn trẻ hay chính bạn đang bị bỏ rơi. Khi đó, hãy tìm
kiếm sự khuây khỏa bằng cách bước ra khỏi vòng tròn xã hội nhỏ của bạn: tìm một người
bạn hiểu biết, một huấn luyện viên đời sống, một chuyên gia trị liệu, một lớp học Kinh
Thánh, một khóa học làm sushi hoặc chống lại chủ nghĩa hiện đại hoặc thêu, bất cứ công
việc gì để xua tan những suy nghĩ tiêu cực và sự sợ hãi. Hãy tự nhắc bản thân mình hàng
ngày – nếu phải làm vậy – rằng điều tốt nhất chúng ta có thể làm cho bọn trẻ không phải là
vệ sĩ hay chuyên gia giải quyết vấn đề giúp chúng, mà là người biết lắng nghe một cách tế
nhị, cảm thông và bình tĩnh. Trong cuốn sách Đại cương về Phật giáo Đại thừa (Glimpses
of Mahayana) được xuất bản năm 2001 của mình, Trungpa Rinpoche
cảnh báo về thứ mà
ngài gọi là “sự thương cảm ngu ngốc” – chúng ta nuông chiều người khác vì chúng ta
không thể chịu đựng được khi thấy họ đau khổ. Nếu chúng ta cho bọn trẻ thứ chúng muốn
(một người phục vụ) thay vì thứ chúng cần (nhà tư vấn thông thái), chúng ta đang ngầm
hủy hoại sức mạnh của chúng và khiến chúng trở nên phụ thuộc.