M
Sự may mắn của việc thức khuya:
Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn
ộ
t rabbi từng nói với tôi về một cuộc gọi không thể nào quên của một con chiên.
Một tối nọ, cậu học sinh lớp Mười một Connor đã thú nhận với cha mẹ là bất cứ
khi nào cậu cố gắng học hoặc ngủ, cậu lại thấy trống ngực đập thình thịch, cơ hàm
đau nhức và mồ hôi túa ra như tắm. Cậu bé sợ mình sẽ chết. Cha mẹ của Connor đã đưa
con đến phòng cấp cứu. Ở đây, cậu bé được chẩn đoán là khủng hoảng tinh thần do căng
thẳng. Mẹ của Connor, với một chút hiểu biết, đã gọi điện cho vị giáo sĩ làm ở phòng cấp
cứu (ER). Cô nói: “Ông biết không, đây là lần đầu tiên ba người nhà chúng tôi ngồi im lặng
bên nhau lâu nhất mà tôi có thể nhớ đấy”.
Câu chuyện này làm tôi nhớ lại phản ứng của độc giả đối với cuốn sách của nhà báo
Mary Kay Blakely Hãy đánh thức tôi khi chuyện đã xong (Wake me when it’s over) –
cuốn sách kể lại chuyện cô bị hôn mê. Trong cuốn hồi ký sau này của cô, cuốn Bà mẹ Mỹ
(American Mom), Blakely đã viết : “Có hàng trăm bà mẹ đã nghĩ là họ cũng muốn được
một lần thử hôn mê như tôi”. Một người phụ nữ ở thành phố Portland đã hỏi cô với vẻ ghen
tị thấy rõ: “Cô ngủ suốt 9 ngày liền? Sao hay thế?”
Hiển nhiên là việc phải vào phòng cấp cứu hay bị hôn mê không phải là cách nghỉ ngơi
thư giãn. Nhưng tôi thường nghe thấy các ông bố bà mẹ miêu tả cảm cúm hoặc viêm phế
quản nhẹ là cơ hội tốt nhất để họ được nghỉ ngơi đôi chút. Với nhiều bậc phụ huynh, bị sốt
cao có vẻ là lý do duy nhất có thể chấp nhận được để thoát khỏi vòng xoáy thường nhật của
những cuộc hẹn với bác sỹ chỉnh răng, với những cuộc họp phụ huynh/ giáo viên và công
việc kiểm tra thư điện tử lúc đêm khuya.
Trường hợp khủng hoảng tinh thần do căng thẳng của Connor cho thấy con cái chúng ta
cũng bị ảnh hưởng bởi áp lực của việc bận rộn. Các chuyên gia tư vấn học đường đều rất
quen thuộc với trạng thái tâm lý “mũ nồi xanh” của học sinh trung học - những đứa trẻ này
luôn tâm niệm cách duy nhất để chứng tỏ được bản thân là phải làm được nhiều việc hơn
bất kỳ ai khác. “Tôi có thể làm được rất nhiều việc và gần như không cần nghỉ ngơi!”, chúng
thường tự nói với bản thân và tất cả mọi người như vậy. Những đứa trẻ này khăng khăng
cho rằng chúng đang tận hưởng niềm vui của mọi hoạt động ngoại khóa, mọi lớp chuyên,
lớp chọn, nhưng cuối cùng chúng lại chết vì mệt mỏi. Chúng bị ốm. Chúng ngủ gục trong
lớp. Chúng gặp tai nạn xe cộ. Chúng tăng hoặc giảm cân. Chúng mắc phải những bệnh
tương tự như ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) liên quan tới khả năng tập trung và
năng suất. Chúng phải mượn thuốc kích thích của bạn để duy trì sự tỉnh táo. Chúng phải
chống chọi với những trạng thái tinh thần tồi tệ và những suy nghĩ u ám, và chúng sẽ trút
mọi bực dọc, khó chịu của mình lên anh, chị, em và bố mẹ.
Trong cuốn sách Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước, tôi