dùng thời gian ban đêm để nghỉ ngơi, để phát triển suy nghĩ về cái tôi và cá tính của mình.
Chúng kết nối với bạn bè qua tin nhắn hoặc qua mạng, hoặc cuối tuần, chúng có thể tụ tập
ở
nhà của một bạn nào đó, cùng nhau xem phim và nói chuyện cho tới sáng.
Khoảng thời gian khuya khoắt, khoảng thời gian bối rối đối với những ông bố bà mẹ đã
đủ mệt mỏi ban ngày, lại dễ dàng chen vào lịch trình phát triển của trẻ đang tuổi lớn. Đồng
hồ sinh học có chức năng tăng cường giải phóng hoóc-môn đánh thức người lớn và trẻ nhỏ
khi có ánh sáng ban mai và ru chúng ta ngủ khi bóng đêm sập xuống. Tuy nhiên, với trẻ vị
thành niên, chu trình sinh lý xuất hiện một lần một ngày đó lại thay đổi, khiến trẻ thấy thật
khó ngủ vào buổi tối; chúng thường tỉnh như sáo và mắt mở thao láo cho tới quá nửa đêm.
Vì thế, hiển nhiên là chúng sẽ ngủ bù cho tới tận lúc sáng bảnh. Khi bọn trẻ tận dụng hai
ngày nghỉ cuối tuần để ngủ dậy muộn hơn, cho tới tận lúc ăn trưa hoặc tới tận đầu giờ
chiều, thì không hẳn là chúng lười. Chỉ là chúng đang phục hồi sau hiệu ứng chênh lệch
múi giờ do phải thức dậy theo lịch trình của người lớn trong suốt các ngày đi học trong
tuần. Với chúng, sống theo giờ đi học chẳng khác gì vác bộ mặt thiếu ngủ với đôi mắt cay xè
từ Los Angeles tới New York mỗi sáng.
Xu hướng thức khuya tự nhiên của trẻ được cường điệu hóa bằng những lịch trình sát
sao, dày đặc của chúng. Lượng bài tập về nhà của nhiều trường khiến trẻ phải mất vài tiếng
mỗi tối để giải quyết, và nếu bọn trẻ còn tham gia tập kịch hoặc luyện quần vợt cho tới tận
6, 7 hoặc 8 giờ, thì chúng thậm chí còn không thể bắt đầu xử lý đống bài tập đó cho tới tận
khi ăn tối xong. Và vì trẻ bị tước mất thời gian “tự do” suốt cả ban ngày và buổi tối, nên
chúng phải tranh thủ khoảng thời gian ban đêm để nghỉ ngơi, thoát khỏi cặp mắt “cú vọ”
của người lớn. Khi cha mẹ thường xuyên giám sát con cái ăn gì, uống gì, đi với ai, khi nào
làm bài tập và làm như thế nào, thì họ lại cho trẻ thêm một lý do để thức khuya. Đó đơn
giản chỉ là cách trẻ kiếm tìm sự độc lập.
Trước khi bạn quyết định rằng thói quen thức khuya của bọn trẻ là một vấn đề, hãy đảm
bảo không phải bạn đang tiêm nhiễm sự lo lắng về giấc ngủ của chính bạn lên con. Một số
trẻ vị thành niên có thể nhún vai coi khinh việc thiếu ngủ một vài ngày trong tuần, vì có
thiếu ngủ mấy cũng không ảnh hưởng lắm tới sức khỏe của chúng. Chúng không sợ việc
thiếu ngủ như người lớn, có lẽ là vì chúng có thể ngủ bù vào cuối tuần. Và không như chúng
ta, việc thiếu ngủ của bọn trẻ chẳng liên quan gì tới những lo lắng khó chịu về hóa đơn thẻ
tín dụng hay áp lực công việc. Hãy coi lịch trình đi ngủ của trẻ mới lớn là một bài tập rèn
luyện để vào đại học – nơi mà sinh viên thường áp dụng lịch trình châu Âu: thức khuya,
dậy sớm đi học, và “ngủ trưa” vào buổi chiều.
Tuy nhiên, với một số trẻ vị thành niên, chỉ cần thiếu ngủ một chút thôi là cũng mệt
mỏi, khó chịu rồi. Thiếu ngủ liên tục, nghiêm trọng chắc chắn sẽ đánh gục gần như tất cả
mọi người. Cũng giống như trẻ nhỏ nếu không được chơi đùa ngoài trời đủ lâu thì thi
thoảng cũng bị xem là giảm chú ý, trẻ đang tuổi lớn nếu không ngủ đủ giấc có thể trông sẽ
chán nản, học hành chểnh mảng hoặc thậm chí là cả hai. Nếu con bạn thường xuyên cáu
kỉnh, sống không mục đích, hay lơ đễnh hoặc nếu con đòi phải đặt đồng hồ hẹn giờ Sonic
Boom thì mới có thể dậy được vào buổi sáng, và chúng thường xuyên gật đầu trong lớp học