DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 117

(dấu hiệu chính cho thấy thiếu ngủ), thì có lẽ con cần ngủ nhiều hơn.

Tất nhiên, bạn không thể bắt đứa con mới lớn của mình ngủ được. Nhưng bạn có thể

giúp con vạch ra viễn cảnh khuyến khích con ngủ. Phải chắc chắn con bạn biết những điều
cơ bản về chế độ ngủ khoa học: Con có uống cà phê sau 4 giờ chiều không? Con có thức, rất
muộn vào tối thứ Sáu và thứ Bảy, rồi lại cố ngủ cực sớm vào tối Chủ nhật không? Con có lấy
giường làm chỗ học hoặc chỗ xem ti vi không? Và quan trọng nhất: Con có để mặc cho
những cám dỗ mở banh mắt, khiến con cứ tỉnh như sáo không? Công nghệ, thứ giúp con
giải trí, lại là thứ cản trở giấc ngủ hợp lý của con. Hãy cho phép con được dành một khoảng
thời gian để tận hưởng công nghệ vào mỗi tối, nhưng phải đặt ra điểm giới hạn. Tôi thường
yêu cầu các con mình đặt máy tính xách tay và điện thoại di động ở bên ngoài phòng ngủ
sau 10h30 tối; tôi xem đó là một cách “rất công nghệ” để nói với những vị khách tham gia
tiệc là đã đến lúc về nhà rồi.

Thế nếu bài tập về nhà và lịch trình vận động mới là nguyên nhân thiếu ngủ của trẻ vị

thành niên thì sao? Một số trẻ hoạt động quá nhiều, và sẽ không có gì nguy hại lâu dài nếu
chúng phải gánh chịu hậu quả hiển nhiên của việc mệt mỏi và kiệt sức trong một thời gian
ngắn. Đó là một bài học hữu ích mà chúng có thể đem theo vào cuộc sống trưởng thành.
Nhưng trẻ mới lớn vẫn còn chưa nhìn nhận được như người lớn, và vì chúng vẫn còn bị kìm
kẹp trong nền văn hóa cạnh tranh, nên chúng có thể không nhìn thấy một lựa chọn thay
thế cho lịch trình quá dày đặc của mình. Chúng thậm chí còn không nhận ra là chúng đang
bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp này, bạn cần phải yêu cầu con bỏ một số hoạt động
ngoại khóa, hoặc thậm chí là một vài môn học quá nặng ở trường (căn cứ vào mức độ khó
hoặc khối lượng bài tập cần hoàn thành). Trong một thế giới mà trẻ vị thành niên được
đánh giá bằng số lượng lớp học nâng cao chúng có thể tham gia trong một ngày ở trường
thì đây là điều cha mẹ khó có thể thực hiện được. Điều đó đem lại cảm giác nguy hiểm thực
sự. Hãy tự nói với bản thân rằng: “Con đang quá giỏi, quá năng suất, quá tham vọng, và
mình thấy như thế sẽ tổn thương tinh thần và sức khỏe của con”. Sau đó, hãy nói với đứa
con đang học lớp Mười một của bạn rằng: “Bố/ Mẹ can thiệp vào vì thấy con căng thẳng tới
mức nào, dù rằng bản thân con có thể không nhận thấy. Bố/ Mẹ nghĩ rằng con nên ngừng
tham gia vào đường dây hỗ trợ tuổi teen tháng này”. Hoặc: “Con không nên học hai môn
nâng cao và chạy đua vào đội chạy việt dã của trường đại học vào kỳ tới dù bố/ mẹ biết con
thực sự rất muốn”.

Các ông bố bà mẹ, hãy tìm thời gian để trôi

Nuôi dạy trẻ vị thành niên là một cuộc đua trường kỳ, chứ không phải chạy nước rút. Nếu
bạn muốn có sức mạnh để hướng dẫn con vượt qua quá trình cách ly mình, bạn cần phải có
thời gian thường xuyên tách bạch, cách ly với con. Bạn phải đảm bảo có thời gian chăm sóc
bản thân: vui vẻ đi chơi với những người bạn tốt; đọc những thứ không phải là báo cáo,
catalog hay sổ tay giới thiệu trường học; nghe những thứ không phải “gu” của con, thưởng
thức những món ăn mới và ngon miệng; chuyển sang nhịp điệu chậm rãi, êm ả hơn.

Tôi cũng gợi ý là bạn nên theo đuổi những hoạt động như bữa tối Shabbat, thay đổi mối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.