con hãy giải quyết hệ quả ở trường đi. Nhưng để chấn chỉnh hành vi sai trái đó, bố
mẹ muốn con tình nguyện tham gia chương trình gia sư sau giờ học hai buổi một
tuần trong một tháng.
Drew, bố mẹ sẽ cùng con đến tòa, và sẽ đứng cạnh con khi thẩm phán nói về việc lấy
trộm đồ trong cửa hàng. Dù chuyện gì xảy ra ở tòa, bố mẹ cũng muốn con phải đền
bù thiệt hại đối với danh tiếng của gia đình ta. Con sẽ phải dành ra 20 tiếng lao động
công ích để dọn dẹp khu vực xung quanh trung tâm mua sắm.
Rabbi Sidney Schwartz, người sáng lập Viện Giá trị và Lãnh đạo Do Thái Washington –
tổ chức truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ làm việc thiện, đã miêu tả trẻ vị thành niên là “có
một lớp vỏ rất dày tự coi mình là trung tâm bao phủ một cái giếng lý tưởng rất sâu”. Dù trẻ
vị thành niên tự coi mình là trung tâm của vũ trụ, nhưng chúng lại rất sôi nổi và biết nhận
sai. Thực hiện sám hối giúp chúng phát huy những đặc tính này. Bằng cách “chịu phạt” cho
điều làm sai, trẻ sẽ phát triển được sự trưởng thành, chín chắn hơn về mặt đạo đức.
Cân nhắc việc nói ít hơn
Bạn không cần nói nhiều khi giúp trẻ thực hiện sám hối. Trong cuốn Dạy con kiểu Do
Thái: Sự may mắn của chiếc đầu gối bị trầy xước, tôi đã miêu tả tầm quan trọng của việc
khiển trách – trách mắng bằng lời nhẹ nhàng – và giảng giải về hành vi sai trái cho trẻ nhỏ.
Khi bị trách mắng, trẻ nhỏ thường sẽ khóc hoặc trông có vẻ bối rối; ngay cả khi chúng cố
bảo vệ bản thân hoặc đổ lỗi cho chị/ em gái, bạn vẫn có thể nhận thấy chúng đang “nuốt”
từng lời của bạn. Tuy nhiên, trẻ vị thành niên sẽ xem nhẹ lời trách mắng của bạn. Tệ hơn
nữa, chúng có thể khéo léo lập luận ngược lại:
Sao lại là sai khi lấy một cái lọ xịt bé xíu của Gap chứ? Ở đó họ bán cái gì cũng quá
đắt, cứ như thể họ đang ăn cướp tiền của con mỗi khi con mua một cái áo phông vậy!
Con chỉ đòi lại công bằng thôi.
Chỉ là 55 dặm một giờ thôi mà bố. Nếu bố đi với vận tốc 55 dặm một giờ thì tất cả mọi
người sẽ vượt qua bố, kể cả bố có đi đúng làn đường đi nữa. Mà làm gì có ai ở trước
con đâu. Không có một cái xe nào. Thế mà con lại bị phạt. Thật là ngớ ngẩn.
Trước đây, con chưa bao giờ làm bất cứ việc gì giống như vậy, vì thế con không hiểu
tại sao bố/ mẹ lại làm to chuyện đó lên thế. Chẳng lẽ những việc làm đúng đắn trước
kia của con chẳng có bất kỳ ý nghĩa nào sao? Chỉ là con quá ngoan; vấn đề là thế.
Giờ nếu con làm một việc sai trái, chỉ cần một việc thôi, thì bố mẹ cũng làm ầm lên
như thể thế giới này kết thúc đến nơi rồi ấy.
Khi bạn nghe thấy phản ứng này, cảm thấy hợp lý là điều không thể tránh khỏi. Con bạn
bắt đầu câu nói bằng từ “nhưng”, và bạn thấy như mình đang đứng trước vành móng ngựa,
cố gắng bảo vệ quan điểm, lập trường của mình, nhưng không bao giờ có thể tìm được
đường để quay trở lại vấn đề thực sự (“Nhưng mẹ, mẹ đã nói là…). Hoặc bạn nổi cáu, chỉ để