DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 127

chắc chắn là thông điệp của bạn được truyền tải. Có bà mẹ đang làm việc cùng với tôi đã bực
mình tới mức không chịu được, và đã nói với con trai rằng: Mẹ mong là con vui khi đã phá
hỏng cuộc đời mẹ.
Cô ấy không hề có ý định nhục mạ con trai mình, dù rằng hậu quả chính
xác là như thế. Cô ấy đã bực tới mức không còn muốn lắng nghe và quan tâm tới điều gì
nữa.

Phải làm sao để bạn có thể nói rõ vấn đề khi bạn đang đưa ra các hệ quả, nhưng không

được giáo huấn, “giảng đạo”. Dù sao thì trẻ mới lớn cũng có thể bắt bài bạn chỉ sau hai câu
đầu tiên. Chúng là kiểu người hành động, và để giao tiếp hiệu quả với chúng, bạn cũng cần
phải là những ông bố, bà mẹ hành động. Hãy xác định vấn đề một cách đơn giản và dễ dàng,
bỏ qua sự phản kháng và chống cự của chúng, sau đó hãy giải thích về sự sám hối, sửa sai
mà con bạn cần phải thực hiện.

Thực thi

Thực hiện sám hối đòi hỏi phải hi sinh. Bọn trẻ cần phải từ bỏ thứ gì đó (tự do, sở thích,
tiền bạc hoặc thời gian) và bạn cũng vậy. Bạn cần phải tận tâm giám sát những hệ quả mà
con bạn đã lựa chọn. Nếu con bạn bị mắc cạn thì bạn cũng thế. Nếu con bạn thực hiện sám
hối bằng cách làm gia sư vào các buổi chiều, bạn có thể đến đón con về nhà. Nhưng nếu
không thực thi, sám hối sẽ chẳng khác gì một câu tuyên bố nhiệm vụ có ý tưởng tốt đẹp
nhưng rỗng tuếch. Vì thế trước khi bạn bắt đầu đưa ra các hệ quả, hãy kiểm tra xem có bất
cứ tổn thương cá nhân nào trong lĩnh vực đó không:

Bạn có bận rộn, hay quên hoặc vô tổ chức tới mức phớt lờ kế hoạch bạn đã đặt ra để sửa
sai không? (Nếu có, con bạn sẽ chỉ xem lời trách mắng của bạn như tiếng ruồi vo ve bên
tai - thứ tiếng mà chỉ cần nó phớt lờ thì sẽ dừng lại ngay).

Bạn có nóng tính, đề ra các hình phạt khó chịu trong lúc giận dữ và sau lại phải rút lại
không? Bạn có cảm thấy thỏa mãn vì đã nổi giận, tới mức cho rằng chỉ riêng “trận lôi
đình” của bạn cũng đủ là một hình phạt hiệu quả rồi không? (Không đâu, con bạn sẽ
viết về nó như “cơn tam bành của bố mẹ”).

Bạn có bới móc, mang hết những tội lỗi của con trong quá khứ ra và nói “con lúc nào
cũng thế” hoặc “con chẳng bao giờ” không? (Điều này sẽ khiến con bạn nản lòng chứ
không có tác dụng khuyến khích con tiến bộ).

Bạn có “biểu hiện” muốn trừng phạt, nhưng sau đó lại sợ phá vỡ sợi dây liên kết mỏng
manh giữa bạn và con tới mức lại dẫn con đi ăn kem không? Bạn có để con cầu xin, dỗ
ngọt, làm nũng hoặc khiến bạn sao nhãng, quên việc trừng phạt đi không? (Nếu vậy,
bạn đã dạy cho con thao túng mình bằng sự quyến rũ hời hợt rồi đấy).

Thực thi các hình phạt đối với hành vi không tốt có thể khó hơn so với việc cho con cơm

ăn, áo mặc, nhưng đó cũng là việc cần thiết. Cũng giống như nhiệm vụ giữ ấm cho con, cho
con một mái nhà che mưa, che nắng, cho con cái ăn, cái mặc, theo sát và thực thi cũng thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.