DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 134

khi con bạn ở nhà, hoặc tránh đưa cả gia đình đi nghỉ chỉ vì con bạn khiến tất cả những
người còn lại trong gia đình thấy thật kinh khủng. Trong những trường hợp này, hành vi
của con bạn có thể khiến bạn phải viện tới sự giúp đỡ của liệu pháp trị liệu SOS thì mới giải
mã được.

Tự mình làm gương

Gần như lúc nào tôi cũng kết thúc bài “giảng đạo” của mình bằng một câu trích dẫn. Đó là
câu nói của rabbi theo phong trào Hasid thế kỷ thứ XVII, Menachem Mendel of Kotzk:
“Nếu bạn thực sự mong muốn con bạn học Kinh Torah, chính bạn phải học khi có sự hiện
diện của con. Con sẽ lấy bạn làm tấm gương để học theo. Nếu không, con sẽ không tự mình
học kinh Torah, mà sau này sẽ chỉ hướng dẫn con chúng làm như vậy mà thôi”. Tại sao tôi
lại phải lôi câu nói này ra để dùng cho hàng trăm bài giảng khác nhau sau khi tìm được
nó? Tại sao lại không tìm thứ gì đó mới mẻ hơn, tân tiến hơn?

Bởi vì làm gương cho trẻ thay vì nói với chúng phải làm gì là hai việc rất khác biệt. Và

trong số tất cả những ví dụ mà chúng ta muốn mình làm gương, thì cư xử có đạo đức là điều
quan trọng nhất.

Trong cuộc hành trình tới các trường ở khắp cả nước, tôi đã nghe được những câu

chuyện rất đỗi kinh ngạc về những ông bố bà mẹ có những hành vi không đạo đức cho lắm
trên danh nghĩa giúp đỡ con cái:

Cố vấn của một trường cao đẳng gọi điện cho một gia đình để bàn về việc cái nào sẽ
tốt hơn cho con gái họ, Quyết định sớm hay Hành động sớm khi nộp đơn vào trường
lựa chọn đầu tiên của cô bé. Cuộc gọi của cố vấn được trả lời chỉ vài giây sau đó.

“Cha mẹ cô bé gọi lại cho tôi ngay sau đó. Tôi có cảm giác như mình nhận được một
cuộc gọi khẩn ở Nhà Trắng vậy”, cô kể. Người gọi điện là bố cô bé. Xung quanh có
tiếng động lạ khiến hơi khó để nghe được giọng của ông.

“Tiếng gì thế?” người bạn cố vấn của tôi hỏi.

“Ồ, không có gì đâu”, ông bố nhanh chóng trả lời trấn an cô. “Ổn rồi. Tôi có thể nói
được rồi. Tôi chỉ đang soi ruột kết thôi mà”.

Người cố vấn vội vàng nói là cô có thể tiếp tục nói chuyện sau.

Một ông bố khác, giả vờ là con trai mình, gửi thư cho thầy giáo của con để kiểm tra thứ

bậc của con trong kỳ thi giữa kỳ Tiếng Anh. (Mánh khóe của ông bố này đã thất bại. Thầy
giáo biết kiểu viết của học sinh mình và nhận ra kẻ mạo danh).

Lại có một cố vấn của một trường cao đẳng khác kể cho tôi nghe về cuộc điện thoại mà

cô ấy đã gọi để chúc mừng một học sinh cuối cấp của mình về bài luận đã được chỉnh sửa
của cô bé.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.