DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 135

“Cô thấy em đã quyết định thêm phần kinh nghiệm của mình với em họ vào bài luận.

Cô thực sự rất xúc động với những gì em viết”, cô nói.

“Sao ạ?”

“Chuyến đi đến Grand Canyon với cậu em họ mắc chứng tự kỷ của em ấy”.

“Ôi Chúa ơi”, giọng cô bé như lạc đi. Đột nhiên cô bé giống như một người lớn đang

chán đời vậy. “Em biết chuyện gì đã xảy ra rồi. Em sẽ lo chuyện này cô ạ”. Mẹ cô bé đã viết
lại bài luận, cho thêm câu chuyện đó vào và đưa vào hồ sơ mà không nói cho con gái biết.

“Điều đáng sợ nhất là cô bé ngay lập tức biết được việc mẹ mình đã làm”, chuyên gia cố

vấn nói. Cô bé đó đã thốt lên: “Lại nữa rồi”.

Khi tôi sử dụng những ví dụ này trong các buổi nói chuyện, các khán giả của tôi đều há

hốc miệng kinh ngạc trước hành vi của những ông bố bà mẹ bá đạo” đó. Khi đó tôi sẽ nói
với họ rằng: “Thật dễ để nhận thấy sự điên rồ trong những hành động đó, nhưng chúng ta
thì sao? Chúng ta đã phá vỡ những nguyên tắc nào? Chúng ta đã viện ra cái cớ gì? Và điều
đó tác động như thế nào lên con cái chúng ta?”

Trẻ mới lớn có vẻ chẳng mấy chú ý tới cha mẹ. Chúng có vẻ thờ ơ và xa cách; đầu chúng

lúc nào cũng chúi xuống, nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Nhưng đừng có mắc
lừa. Chúng nghiên cứu mọi động thái của bạn đấy. Chúng sẽ nhanh chóng có mặt khi bạn
mắc sai lầm, và sẽ sử dụng cơ hội đó để thỏa mãn những khái niệm bốc đồng của chúng về
đúng và sai.

Hãy tận dụng sự tự do bạn hiện có khi mà những đứa con đang tuổi lớn của bạn không

muốn ở bên bạn càng nhiều càng tốt như khi chúng còn nhỏ. Hãy dành thời gian đó cho
bản thân. Hãy nghiên cứu khoảng cách giữa điều bạn nói và việc bạn làm.

Bạn có vi phạm các nguyên tắc đưa và đón bằng xe của trường con mà vẫn kỳ vọng con
sẽ tuân thủ các nguyên tắc ở nhà không?

Bạn có khuyến khích đứa con 12 tuổi của bạn nói là con mới chỉ 11 tuổi để được mua vé
giảm giá, mà lại cảm thấy điên tiết khi phát hiện ra con đã lấy trộm đồ ở cửa hàng
không?

Bạn có quát con nhưng lại phẫn nộ nếu con bạn lớn giọng với người lớn không?

Bạn có nói xấu bạn bè, gia đình, hàng xóm hoặc đồng nghiệp mà vẫn kỳ vọng con bạn sẽ
tôn trọng và đối xử tốt với anh, chị, em chúng không?

Bạn có yêu cầu con tiết kiệm, nhưng lại tiêu quá trớn trong kỳ nghỉ hoặc cho tủ quần áo
hay đồ điện tử của mình không?

Bạn có nói là bạn ốm và không thể đi làm hoặc không thể tham dự một sự kiện xã hội

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.