Rượu chiếm giữ vị trí quan trọng trong niềm tin của người Do Thái. Chúa yêu cầu chúng
ta sử dụng rượu như một vật ban phước ở bàn lễ, và là một thành phần thiết yếu của mọi
nghi lễ, dù làở nhà hay ở giáo đường. Cốc “Kiddush” (có nghĩa là “thần thánh”), được sử
dụng trong bữa ăn Shabbat và các ngày lễ khác, là một vật ban phước sử dụng rượu để tượng
trưng cho sự biến đổi thời gian thế tục – ngày thường trong tuần – thành thời gian thần
thánh. Cũng có những điều luật cụ thể đòi hỏi hiddur mitzvah (tô điểm lời răn), trong đó
chúng ta được yêu cầu tôn vinh ngày Shabbat và những ngày lễ khác thông qua những
món ăn, bông hoa đặc biệt trên bàn hoặc thông qua việc thêm rượu. Trong cuốn Truyền
đạo (Ecclesiastes) có câu: Hãy đi, hãy ăn bánh trong niềm vui và uống rượu trong niềm
hứng khởi, vì hành động của bạn đã được Chúa ủng hộ từ trước đó rất lâu rồi.
Tại sao kiêng rượu lại là hỗn láo với Chúa?
Sử dụng rượu đúng mực là việc được khuyến khích theo truyền thống của người Do Thái;
chính việc kiêng rượu lại được xem là việc nguy hiểm. Hãy xem những nguyên tắc bất
thường quản lý hành vi của Nazarite (bắt nguồn từ từ nazir, tiếng Do Thái có nghĩa là
“thánh hóa” hoặc “thiêng liêng”). Nazarite là từ dùng để chỉ người lập lời thề khổ hạnh là sẽ
không uống rượu, không cắt tóc hoặc tham dự tang lễ. (Điều thú vị là ngay cả Nazarite
cũng không được phép nhịn quan hệ tình dục). Nhưng giai đoạn kiêng khem này chỉ ngắn
thôi, thường là từ tám ngày đến một tháng, và khi giai đoạn này kết thúc, Nazarite đánh
dấu sự trở lại với thế giới của mình bằng một món lễ vật thịnh soạn cho một ngôi đền, kể cả
lễ vật bằng một con cừu theo lệ cổ. Tại sao lại phải như vậy, sao người có tội lại phải cúng
tiến sau một thời gian kiêng khem như vậy?
Vì trong sách Talmud của người Babylon, chúng ta sẽ đọc thấy sự kiêng khem này cũng
nguy hại không kém những đam mê bị cấm đoán.
Người đặt ra lời thề kiêng khem cho chính bản thân cũng giống như đặt một chiếc đai
bằng sắt quanh cổ; đó giống như là người dựng một ban thờ bị cấm; kiểu như một người tự
tuốt gươm và đâm vào tim mình. Những điều cấm của Kinh Torah đã là đủ với bạn rồi.
Đừng tìm thêm những điều hạn chế khác nữa.
Chiếc đai bằng sắt là hình ảnh ẩn dụ chỉ phương pháp rút gọn của việc bảo vệ chống lại
đam mê thái quá. Nếu bạn có một chiếc vòng to, nặng nề ở quanh cổ, bạn không phải quyết
định có nên uống một chén rượu không, bạn chỉ cần cúi đầu xuống hít hà mùi thơm tuyệt
vời. Nếu bạn kiêng khem quá lâu, bạn có thể thấy mình đang xây một “ban thờ cấm”, nghĩa
là bạn thờ cúng sự kiểm soát bản thân của chính mình. (Những cô bé và những người phụ
nữ chịu ảnh hưởng từ chứng biếng ăn thường dễ ngả sang sự ưu việt đạo đức tương tự. Có
rất nhiều động cơ phức tạp cho tình trạng đau buồn này, một trong số đó là dạng thức nâng
cao phẩm giá: Tôi đã thoát tục rồi, không như những kẻ tham lam các người). “Lưỡi kiếm”
là nỗi đau của việc không cho bản thân cơ hội trân trọng những sản phẩm của tự nhiên. Và
còn hơn thế nữa. Các giáo sĩ còn lưu ý rằng kiêng khem có thể chia tách bạn với cộng đồng
và với những nghi thức, nghi lễ gắn kết mọi người với nhau. Kiêng khem là lối tắt tinh thần
ngăn chúng ta sống thoải mái, đầy đủ, giống như ăn kiêng bằng mọi giá là phương pháp rút