DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 26

thế khác. 20 năm sau khi tốt nghiệp, những sinh viên này cũng kiếm được số tiền ngang
với những người bạn học tại Ivy Leage.

Lloyd Thacker – tác giả của cuốn sách Đại học bình dân (College Unranked), ông từng

là thành viên của hội đồng xét tuyển đại học và là người sáng lập nên tổ chức Ủy ban Giáo
dục
(Education Conservancy) – một tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ giúp học sinh có
được sự sáng suốt khi nộp đơn vào các trường đại học. Khẩu hiệu của tổ chức này là gì?
“Chúng ta cùng cướp lấy năm cuối của các sinh viên”. Thacker nói rằng chính sinh viên
những người có đóng góp lớn nhất trong việc trả lương cho hệ thống giáo dục, chứ không
phải các trường đại học. Điểm số ở trường cấp ba hay tên gọi của trường đại học không phải
là những dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy sự thành công trong tương lai mà chính là những
phẩm chất mà nhà tâm lý học Daniel Goleman

(12)

gọi là trí tuệ cảm xúc: sự cảm thông, lạc

quan, linh hoạt, khiếu hài hước, khả năng làm việc nhóm và phản ứng tích cực với các thất
bại tạm thời.

Một bài học từng gây tiếng vang với độc giả của cuốn Dạy con kiểu Do Thái - Sự may

mắn của cái đầu gối bị trầy xước là câu tục ngữ từ thời phong trào Do Thái thần bí ở Đông
Âu vào thế kỷ XVIII: “Nếu con bạn làm bánh ngon, đừng bắt nó trở thành bác sỹ”. Con bạn
sẽ cần trải nghiệm cuộc sống ở trường đại học nếu chuyện đó phù hợp với tính cách, nhu
cầu và tài năng của nó. Bạn muốn con khám phá sở thích của mình, có những tình bạn đẹp
và hướng đến sự trưởng thành. Điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận rằng con bạn có thể
thực sự muốn trở thành thợ làm bánh, chứ không phải một doanh nhân thành đạt và
muốn đến trường dạy nấu ăn chứ không phải Đại học Stanford.

Ngừng đánh giá và so sánh

Xã hội của chúng ta đánh giá bọn trẻ ở mọi chiều hướng: Cậu có giỏi không? Cậu giỏi hơn
người khác chưa? Cậu giỏi nhất chứ? Cậu đang thuộc tầng lớp nào? Chúng tôi sẽ lựa chọn
hay loại bỏ cậu đây? Cậu giỏi thứ gì? Âm nhạc. Âm nhạc và cái gì nữa?

Thậm chí ngay cả với những đứa trẻ được xếp vào loại giỏi nhất trong mỗi lĩnh vực và

được nhận vào những trường chúng lựa chọn thì quá trình so sánh khốc liệt này cũng
khiến chúng có cảm giác như mình không được công nhận vậy. Dường như nó nói với bọn
trẻ rằng chúng chỉ giỏi như điểm số trong bài kiểm tra gần đây nhất của chúng mà thôi.
Bằng việc không ngừng phê phán bọn trẻ, chúng ta đang gửi đi thông điệp rằng chính
chúng ta cũng đang không ngừng đánh giá và so sánh.

Đôi khi cách tốt nhất để thể hiện rằng bạn chấp nhận con mình là cố gắng đừng nói ra

những điều bạn nghĩ. Hãy cố đừng phá hỏng sự tương tác với con bằng cách lập tức đưa ra
những gợi ý giúp chúng tiến bộ:

, điểm B trừ cũng tốt. Nhưng con hãy nhớ rằng việc đánh dấu cuốn sách và lập đề

cương có thể là một cách tiếp cận tốt hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.