DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 24

cậu ở trường, nhưng bình thường thì Luke cũng không quá lịch sự với bố mẹ hay em gái
mình. Cậu cũng không thể hiện bất cứ dấu hiệu nào cho thấy cậu nhớ mẹ mình. Mẹ cậu
vắng nhà hai tuần và cậu ổn.

Luke chẳng có vấn đề gì hết. Bọn trẻ mới lớn có thể trông giống như người lớn, nhưng

bên trong, chúng vẫn đang phát triển. Trong hơn 20 năm qua, các nhà khoa học chuyên
nghiên cứu về hệ thần kinh đã tìm hiểu ra rằng cấu trúc não bộ của bọn trẻ có thể hoàn
toàn thay đổi trong thời kỳ mới lớn. Có một thuật ngữ khoa học rất hay trong quá trình
phát triển của não bộ xuất hiện giữa tuổi lên 10 và tuổi dậy thì: sự dồi dào. Sau thời kỳ phát
triển mạnh mẽ của việc sản xuất ra các tế bào não này – giữa độ tuổi 14 và 17 – là thời kỳ
“cắt xén” chúng lại – khi các vấn đề không hay làm chúng giảm bớt một cách đáng kể. Não
bộ được tổ chức hợp lý và hiệu quả hơn rất nhiều. Nhưng thùy trán – khu vực chịu trách
nhiệm kiểm soát cảm xúc và tính cách chưa đạt được sự phát triển hoàn chỉnh cho đến khi
các cô gái được 24 – 25 tuổi và các chàng trai được 29 tuổi. Óc suy xét và sự khôn ngoan,
hay theo ngôn ngữ của các nhà khoa học về thần kinh là các chức năng điều khiển – thuộc
phần não bộ trưởng thành muộn nhất.

Về mặt thần kinh học, Luke chưa đủ phát triển để biết nghĩ rằng: “Việc chào đón mẹ sau

một chuyến đi dài không chỉ là phép lịch sự mà còn là cách tốt nhất để thể hiện sự quan
tâm của mình nữa”. Với một người trưởng thành, cách cư xử của Luke có thể là tín hiệu xấu
của bệnh vị kỷ hoặc thần kinh không ổn định. Nhưng với trẻ vị thành niên, đó là bằng
chứng cho thấy sự non nớt bình thường của hệ thần kinh. Tôi thường nói với các bậc phụ
huynh đang lo lắng rằng: “Nếu các bạn nghĩ rằng độ tuổi con mình đang dao động giữa 5 và
35, có thể các bạn sẽ thấy cách hành xử của chúng không quá kỳ quặc.” Chấp nhận con
mình nghĩa là hãy cố hướng chúng đến sự trưởng thành, nhưng hãy cố gắng đừng hoảng
hốt trước những hành vi thiếu chín chắn của chúng, hay cảm thấy bị xúc phạm hoặc nhầm
lẫn nó thành một tính cách xấu cố định.

Việc xem xét và tìm hiểu kỹ lưỡng về não bộ là rất thuyết phục nhưng chúng ta không

thực sự cần tới chúng để biết rằng bọn trẻ mới lớn khổ sở thế nào về thứ mà từ cách đây rất
lâu Shakespeare đã gọi là “những bộ não đang sôi sùng sục”. Chúng nóng nảy, bốc đồng, dễ
rơi vào nguy hiểm, bát nháo và hão huyền. Tôi dám cá là giờ bạn không bị lôi cuốn vào
những trò tiêu khiển như đi xe đạp tốc độ cao trong công viên, trò bia – bóng bàn

(10)

hay

lái xe thật nhanh vào buổi tối mà tắt hết đèn xe nhưng bạn cũng từng làm những chuyện
kiểu như vậy khi bạn bằng tuổi chúng và giờ thì con bạn cũng thế. Cũng giống như việc giấu
bài tập về nhà đã làm xong dưới một chiếc khăn ẩm hoặc trên sàn nhà trong phòng ngủ hay
khóc lóc về kiểu tóc mới mà trong mắt bạn thì chúng giống hệt như kiểu tóc trước của
chúng. Nếu bạn đe dọa con với cách cư xử kỳ quặc của chúng và hỏi “Con nghĩ cái quái gì
thế?”, câu trả lời thường gặp sẽ là:

Chẳng gì hết.

Con thấy vui. Và đúng là như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.