DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 43

đầu gối bị trầy xước, tôi đã nói về việc sử dụng công thức “khi nào… thì…” để khuyến khích
bọn trẻ hợp tác cùng người lớn. Nó cũng hiệu quả với bọn trẻ mới lớn: “Khi nào con đã thực
sự nhớ được việc của mình (dậy đúng giờ, mang cốc uống nước từ phòng xuống bếp và đặt
chúng vào máy rửa bát, gọi điện thông báo cho bố mẹ nếu con thay đổi kế hoạch giữa
chừng) thì chúng ta sẽ vui vẻ (cân nhắc về việc lùi giờ giới nghiêm lại một chút, cho con
nhiều tiền tiêu vặt hơn, cho con lái xe ra biển với bạn bè). Con sẽ phải cho bố mẹ thấy
mình là người có trách nhiệm.”

Nếu không đạt được thành công, hậu quả thích đáng sẽ là gì? Chúng sẽ khác nhau với

mỗi gia đình nhưng luôn bắt đầu từ cùng một điểm: ranh giới giữa quyền lợi và đặc quyền.
Giống như trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên có quyền được đối xử tôn trọng, ăn những thực phẩm
tốt cho sức khỏe, có nhà ở, được mặc quần áo thoải mái, kiểm tra sức khỏe, nha khoa và
được tạo điều kiện tốt để học tập. Tất cả mọi thứ còn lại đều là đặc quyền. Và bạn có thể rút
lại bất cứ đặc quyền nào cho đến khi chúng đáp ứng được tiêu chuẩn nhất định về cách cư
xử. Một khi bạn đã đồng ý với sự khích lệ và tiêu chuẩn có thể đo đếm được với những hành
vi được chấp nhận, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ duy trì được cho đến khi kết thúc thỏa thuận.
Nếu bọn trẻ giành được phần thưởng, hãy lập tức trao cho chúng mà không càu nhàu hay
xét lại giới hạn. Nếu cách cư xử của bọn trẻ gây ra hậu quả, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ xem
xét nó thật kỹ. Khi bạn đã buộc bọn trẻ phải tuân theo tiêu chuẩn tối thiểu về sự tôn trọng
trong gia đình, hãy nhớ điều này: Hành động quan trọng hơn niềm tin. Bạn không thể yêu
cầu bọn trẻ tôn trọng, hay thậm chí là yêu thương bạn, bạn chỉ có thể yêu cầu chúng cư xử
tôn trọng một cách hợp lý. Chúng cần phải luyện tập thái độ tôn trọng ở nhà vì chúng cần
luyện tập.

Hãy chú ý: Mặc dù khi đọc thì việc áp dụng các nguyên tắc và hậu quả nghe có vẻ vô

cùng đơn giản, nhưng nó luôn rối tinh trong cuộc sống thật. Nó nên như vậy. Con bạn vừa
mới bước sang tuổi 12, 15 hoặc 17, còn bạn thì vừa mới trở thành cha mẹ của những đứa trẻ
mới lớn. Hãy kỳ vọng rằng bạn sẽ đi đường vòng khi rèn luyện kỹ năng này. Hãy cùng
tưởng tượng xem Nancy có thể cố gắng thực hiện một nguyên tắc mới trong gia đình như
thế nào?

Nancy bảo Theo rằng cậu bé cần chịu trách nhiệm về thủ tục buổi sáng của mình và đề

nghị cậu bé đưa ra một vài gợi ý. Cô giải thích rằng nếu cô lái xe đưa cậu bé đến trường và
có thể đến nơi làm việc đúng giờ thì cô cần ra khỏi nhà vào lúc 8 giờ đúng. Cậu bé nói:
“Được thôi, con sẽ dậy vào lúc 7h30’”.

“Nếu con không làm được thì sao?” Nancy hỏi.

“Nếu con ngủ nướng thì mẹ không cần phải đưa con đến trường nữa. Cứ để con đi xe bus

và đi học muộn cũng được.”

Lời đề nghị này khiến Nancy khó chịu về nhiều thứ, như không kịp ăn bữa sáng và rất

có khả năng cậu bé sẽ trễ giờ đến trường liên tục, nhưng cô quyết định không nhắc đến
chúng. Thay vào đó, cô nói: “Được thôi, nhưng mỗi lần đi học muộn con phải ở nhà vào
buổi tối cuối tuần mà con định đi chơi.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.