vui vẻ và giúp chúng cảm thấy an toàn hơn, được bao bọc hơn trong thế giới biến đổi không
ngừng của mình. Nhưng nếu bạn cứ cố chấp mà nhảy dựng lên và bắt đầu chạy trốn mỗi khi
con bạn đưa ra một yêu cầu nào đó thì rốt cuộc bạn vẫn phải ngậm đắng nuốt cay và trở nên
cáu bẳn mà thôi. Còn con bạn sẽ phát triển cái mà nhà tâm lý học Jerome Kagan
“chán mơ ước” – tình trạng này xảy ra khi nhu cầu của một người luôn được những người
khác đáp ứng. Một đứa trẻ chán mơ ước sẽ có cách cư xử giống như một đứa bé sơ sinh hoặc
một kẻ du côn, nhưng thái độ của nó thực sự vượt quá khả năng kiểm soát. Những đứa trẻ
được nuông chiều sẽ cảm thấy rằng chúng phải phụ thuộc vào người khác để khiến bản
thân thỏa mãn và dễ chịu. Chúng thiếu niềm tin vào khả năng rằng tự mình có thể giải
quyết được vấn đề. Làm sao các bậc cha mẹ tâm lý có thể chấp nhận tính quá yêu bản thân
mình theo lứa tuổi của bọn trẻ trong khi vẫn khuyến khích chúng phải phi trung tâm hóa,
phải dựa vào sức mạnh nội tại của bản thân mình hơn là những ham muốn vật chất? Khái
niệm của người Do Thái về yetzer hara – xu hướng tội lỗi bên trong con người sẽ cung cấp
cho chúng ta một hướng dẫn hữu ích cho các bậc cha mẹ lúng túng trước sự tham lam của
đứa con mới lớn của mình.
Xu hướng tội lỗi
Do Thái giáo kiềm chế sự thỏa mãn. Mỗi năm, vào ngày lễ Rosh Hashanah
, chúng ta đều
được nhắc nhở rằng: “Chúng ta đừng bị mờ mắt bởi những ham muốn với những thứ chúng
ta thiếu hay trở nên lãnh đạm với những điều may mắn chúng ta đã có.” Nghe rất giống
một lời khuyên. Nhưng làm sao cha mẹ có thể dạy bọn trẻ mới lớn về lòng biết ơn? Họ phải
phản ứng như thế nào với đứa trẻ muốn mua một chiếc máy ảnh mới vì chúng vừa để quên
chiếc máy ảnh cũ trên xe bus? Hay với đứa trẻ cảm thấy bạn có nghĩa vụ đến lấy chiếc áo thi
đấu mà chúng để quên ở nhà bạn và phải lái xe mang nó đến sân bóng trước khi chúng bắt
đầu tập luyện?
Trong cuốn Dạy con kiểu Do Thái: Sự may mắn của cái đầu gối bị trầy xước, tôi đã giải
thích quan điểm bất bình thường của Do Thái giáo về bản chất của con người. Các rabbi
thời cổ đại tin rằng trong mỗi chúng ta đều có một thôi thúc gây hấn có tên gọi là xu hướng
tội lỗi. Mặc dù xu hướng tội lỗi có thể dẫn đến tính ích kỷ tham lam và sự thô bạo, nó đồng
thời cũng là một nguồn năng lượng đầy sinh khí. Các rabbi trân trọng xu hướng tội lỗi này
sâu sắc đến mức họ phong cho nó cái tên tov mead – vô cùng tốt đẹp.
Có một câu chuyện trong sách Talmud minh chứng cho sức mạnh khủng khiếp của xu
hướng tội lỗi. Các vị trưởng lão trong Đại hội đồng
– với mong muốn giảm thiểu mọi nỗi
đau đớn do thôi thúc tội lỗi gây ra, họ bắt được “xu hướng tội lỗi” và nhốt nó lại. Nó nói
vọng ra từ nhà tù của mình rằng: “Nếu các ngài giết ta, cả thế giới sẽ sụp đổ!”. Họ bỏ ngoài
tai lời cảnh báo khủng khiếp và mơ hồ này nhưng rồi họ sớm nhận ra sự thật tàn nhẫn
trong câu nói đó. Khi yetzer bị giam cầm, thậm chí họ không thể tìm được nơi nào để đặt
những quả trứng vừa mới được đẻ ra. Trong tiếng Do Thái, từ “yetzer” (xu hướng) có cùng
gốc với từ “yetzira” – có nghĩa là “sự sáng tạo”. Nếu xu hướng tội lỗi không tồn tại thì sẽ
không thể tạo dựng nên một cuộc sống mới. Cũng không thể có đam mê hay nhiệt huyết,