DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 7

các con gái tôi sẽ hỏi liệu chúng có thể sửa chữa thái độ ương bướng, thiếu biết ơn và lười
biếng của chúng như thế nào.

Điều này cũng không xảy ra

Buổi tối ngày thứ Sáu, sau khi các con giải thích rằng chúng quá bận và không thể dùng
bữa tối Shabbat cùng chúng tôi được, tôi thấy mình trơ trọi bên cạnh chồng, ổ bánh trứng,
nước nho cùng rượu, và dư thừa thời gian để suy ngẫm. Tôi quyết định rằng việc quay lại
với đạo Do Thái vẫn có tiềm năng nhưng có lẽ tốt nhất là nên bớt chú trọng vào những nghi
lễ của gia đình mà thay vào đó là tập trung củng cố những quan điểm tinh thần của riêng
tôi.

Một lần nữa, tôi tìm thấy sự thông thái vô cùng thiết thực từ những bài học cổ xưa trong

đạo Do Thái. Tôi đọc lại một trong những câu chuyện về sự hình thành nên đạo Do Thái -
câu chuyện về hành trình từ Ai Cập đến Vùng đất hứa. Tôi thường thấy chuyến đi này được
miêu tả giống như thời kỳ mới lớn của những người theo Do Thái giáo, thời kỳ giữa “tuổi
thơ” nô lệ và thời kỳ trưởng thành là những người làm chủ Vùng đất hứa, giờ đây tôi đã
nhận thấy được sự giống nhau ấy với con mắt của người đang thực sự ở trong chuyến hành
trình đó. Nhà tiên tri Moses

(5)

đã phải chịu đựng suốt 40 năm khi dẫn dắt một đoàn toàn

những người chỉ biết rên rỉ và phàn nàn. Bất cứ khi nào ông không để ý đến họ, dù chỉ
trong một phút, họ cũng đều gây ra kiểu rắc rối vô cùng quen thuộc với các bậc cha mẹ có
con đang ở độ tuổi mới lớn: nhét đầy thức ăn vào bụng, tôn thờ một vị thần không có thật,
la lối om sòm. Khi ông cố giải thích với họ, họ lại mỉa mai ông: “Ở Ai Cập có thiếu mồ mả
đến nỗi ngài phải đưa chúng tôi đến cái nơi kinh khủng, quá kinh khủng này không?”, họ
hỏi ông như vậy. Họ đe dọa rằng họ sẽ nổi loạn. Họ rên rỉ và khóc lóc rằng họ ước mình lại
trở thành nô lệ như trước. Những chú giải trong Kinh Thánh giải thích rằng mặc dù có một
con đường tương đối nhanh và trực tiếp xuyên thẳng qua sa mạc nhưng Chúa trời cố tình
dẫn Moses đi theo con đường vòng trong hàng thập kỷ. “Thời kỳ mới lớn” của người Do
Thái phải đủ dài và khó khăn để nó thực sự có hiệu quả, để họ có được sự khôn ngoan và
cuối cùng, để trưởng thành. Không có con đường tắt nào hết.

Không có con đường tắt nào hết – đó là bài học dành cho các bậc cha mẹ mà tôi đã

không nhận thấy. Chuyên môn về tâm lý học của tôi chẳng thể bảo vệ gia đình mình khỏi
những thăng trầm khi có những đứa con bước vào thời kỳ mới lớn và không có gì phải nghi
ngờ cả: Nuôi dạy con trẻ ở tuổi dậy thì luôn gặp nhiều khó khăn. Chuyện đó phải khó khăn.
Do Thái giáo đã dạy chúng ta rằng thời kỳ chuyển tiếp khó nhọc của tuổi dậy thì là tất cả
những gì được gọi là tzar giddul banim– nỗi đau khổ cần thiết khi nuôi dạy con cái. Từ
công việc chuyên môn của mình, tôi biết phần lớn sự đau khổ này là do những công việc
quan trọng mà bọn trẻ mới lớn làm khi chúng bắt đầu xa cách cha mẹ mình. Chúng đi xa
và thiết lập nhân dạng riêng của mình, đồng thời chúng cũng mong muốn có cảm giác an
toàn và thoải mái. Chúng chống đối lại quyền lực, vô thức khiến cha mẹ trở nên ít hấp dẫn
hơn để có thể dễ dàng rời bỏ họ hơn. Chúng dính lấy bạn bè – những người cũng nguy
hiểm và bất ổn như chúng vậy. Việc của chúng là chống đối cha mẹ, là phạm sai lầm để có
được cảm nhận sâu sắc về đúng và sai, là từ chối bố mẹ để nhận thức hoàn chỉnh về bản

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.