DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 8

thân mình. Chúng ta cần trải nghiệm “nỗi đau khổ cần thiết” này. Nếu cha mẹ không tôn
trọng và đánh giá cao hành trình này, nếu chúng ta cứ khăng khăng (như tôi đã từng làm)
cố tìm một con đường tắt, nếu chúng ta không cho con cái thời gian chúng cần để than
phiền, mắc những sai lầm ngốc nghếch và chối bỏ chúng ta, chúng sẽ không đến được nơi
cần đến. Một lần nữa, tôi bắt đầu viết sách bởi tôi phải làm vậy, bởi tôi cần nhắc nhở bản
thân mình phải biết yêu con đường gồ ghề và không bằng phẳng xuyên qua sa mạc của các
con tôi.

Tôi thấy cần quay lại với lời khuyên trong Do Thái giáo truyền thống là hãy đọc kinh

hay cầu nguyện về lòng biết ơn ít nhất 100 lần mỗi ngày. Bạn buộc phải đọc kinh khi thức
dậy vào buổi sáng, sau khi vào nhà vệ sinh, trước khi ăn trái chín đầu tiên của một mùa,
trước khi mặc quần áo mới. Thậm chí bạn cũng cầu nguyện khi những chuyện không hay
xảy ra: “Cảm ơn Chúa vì đã thử thách phẩm giá tinh thần của con”. Tôi nhận ra rằng việc
đọc kinh để vượt qua nỗi đau khổ cần thiết của sự chia cách trong thời kỳ mới lớn của con
cái chúng ta cũng có thể là một hình thức rèn luyện tinh thần khôn ngoan cho tất cả các
bậc cha mẹ. Không phải bởi chúng ta chấp nhận thái độ lạc quan sai lầm rằng “Mọi chuyện
nhà tôi vẫn tốt đẹp” mà bởi sự đau khổ ấy chính là dấu hiệu cho thấy thời kỳ mới lớn của
con mình đang diễn ra bình thường. Quan trọng là chúng ta phải hiểu được điểm đặc biệt
trong sự phát triển ở thời kỳ mới lớn này, nếu không chúng ta sẽ thấy bị xúc phạm trước sự
nổi loạn bình thường của con trẻ ở thời kỳ này. Vấn đề của các con khiến chúng ta lúng
túng. Chúng ta chụp nhanh một bức hình của con trẻ trong giai đoạn hiện tại và lầm tưởng
đó là bộ phim lớn của cả cuộc đời chúng. Chúng ta vướng mắc với con trẻ đến nỗi không thể
lùi lại một chút, suy nghĩ thật sáng suốt và tỉnh táo dẫn đường cho chúng. Thay vì hướng
các con đến những giá trị của Do Thái giáo như tự lập, tự kiểm soát, tiết chế và ca tụng
Chúa, chúng ta lại đưa ra những lựa chọn thường nhật của mình dựa trên những nỗi sợ hãi
do các phương tiện truyền thông sản sinh ra hoặc dựa trên quan điểm của chúng ta về
những thứ trông đẹp mắt trên tờ đơn nộp vào trường đại học.

Lời gợi ý rằng các bậc phụ huynh đang mất phương hướng nên nhìn nhận thời kỳ mới

lớn là một điều may mắn của tôi có ý nghĩa nhiều hơn là một triết lý dễ nghe. Khi các con
bạn còn nhỏ, chưa chấp nhận tôn giáo, bạn có thể làm thay công việc của chúng trong một
thời gian. Điều đó có nghĩa là bạn nên nuôi dưỡng thái độ biết ơn và thay đổi quan điểm
hơn là cố gắng kiểm soát con mình. Mỗi chương trong cuốn sách đều làm rõ những lời
phàn nàn thường gặp ở trẻ mới lớn và cách xem xét lại nó thành một tín hiệu tốt của sự
phát triển về tâm sinh lý hoặc tinh thần:

Những hành vi kỳ quặc của tuổi mới lớn – thật bực mình là chúng hoàn toàn không ăn
khớp với những giấc mơ và kế hoạch của bạn – đó là dấu hiệu cho thấy cá tính độc đáo
của con bạn đang dần bộc lộ. Khi bạn – các bậc phụ huynh – tập chấp nhận một cách
khoan dung khi con cái muốn tự thể hiện bản thân, bạn đã gia tăng cơ hội giúp con
mình trưởng thành cả về tinh thần, đạo đức và tôn giáo.

Sự hỗn láo của lũ trẻ mới lớn chính là một nghịch lý. Nó cho bạn thấy rằng con bạn
đang cố gắng trong tuyệt vọng để tách ra khỏi bạn và rằng bạn chính là người “an toàn”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.