Điều đó đã không xảy ra
Thay vào đó, khi các con tôi lớn hơn, tiến trình vui vẻ trong cuộc sống hàng ngày của chúng
tôi bị bốc hơi hoàn toàn. Giờ đây, thế chỗ vào đó là những cuộc đấu tranh mạnh mẽ không
ngớt về mọi chủ đề mà bạn có thể tưởng tượng ra: thức dậy (chúng không thể), đi ngủ
(chúng sẽ không làm thế), các công việc lặt vặt (Mẹ! Con không thể làm việc đó được! Con
phải tập với ban nhạc sau giờ học và ngày mai con có một bài kiểm tra quan trọng nữa!). Sự
gọn gàng đáng yêu trong phòng ngủ của chúng đã biến mất, tàn tích do sự mù quáng của
tuổi mới lớn với trang phục và cốc đồ uống vương vãi khắp nơi trên sàn nhà. Những bộ
cánh xinh xắn của chúng bị thay thế bởi những thứ trông như rác rưởi vứt đi. Trong hầu hết
các cuộc trò chuyện, chúng chỉ nói những câu có một âm tiết qua cánh cửa đóng sập hoặc
hét vào mặt bố mẹ. Đôi khi trong ngôi nhà của chúng tôi có nhiều rắc rối và tràn ngập sự
giận dữ đến mức tôi nghi ngờ bản thân mình liệu có phù hợp với vai trò làm mẹ hay không.
Tôi thắc mắc không biết giờ đã quá muộn hay chưa. Có phải tôi đã khiến các con mình trở
nên hư hỏng? Tôi nhắc nhở bản thân phải lựa chọn tranh đấu. Nhưng tôi nên lựa chọn cái
gì đây, tôi tự hỏi. Có quá nhiều lựa chọn để tranh đấu. Tôi tự nhủ rằng tôi sẽ để chúng
phạm sai lầm, một kiểu để bọn trẻ tự làm đầu gối chúng bị trầy xước ở tuổi mới lớn. Nhưng
giờ đây lời khuyên này dường như quá ngây thơ. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng bị vướng vào
những rắc rối thật sự lớn, điều đó có thể phá hủy vĩnh viễn điểm số, sức khỏe hay tương
lai của chúng? Trong công việc, tôi đã giúp đỡ cho hàng trăm gia đình nhưng giờ tôi lại
cảm thấy bất lực với chính gia đình của mình.
Tôi thật sự tức giận, rối loạn và cảm thấy rất buồn. Nuôi dạy con trẻ đồng nghĩa với việc
hàng ngày bạn được đắm chìm vào những tình cảm và cử chỉ dịu dàng: “Bố mẹ ơi, hãy nằm
xuống với con… hãy đọc cho con nghe thêm một cuốn sách nữa đi… hãy ở lại với con cho
đến khi con ngủ nhé!”. Giờ đây những tấm biển như thế này xuất hiện trên cánh cửa phòng
của các con gái tôi: “Đừng làm phiền! Con nói mẹ đấy!”. Tôi đấy. Người đã thay những chiếc
ga trải giường khi chúng ói mửa, người đã hát ru và khẽ đu đưa, đu đưa, đu đưa cho chúng
đi vào giấc ngủ. Đừng làm phiền. Con nói mẹ đấy.
Rồi tôi chợt bừng tỉnh. Tôi nhớ ra rằng mình là người theo đạo Do Thái. Khi các con tôi
nhỏ hơn bây giờ, chính đạo Do Thái đã giúp tôi biến những vấn đề hàng ngày của việc nuôi
dạy trẻ thành những khúc mắc thường nhật thiêng liêng. Nó nhắc nhở tôi rằng con cái là
do Chúa cho chúng ta mượn và chúng ta chỉ đơn giản là những người phục vụ. Nó hướng
dẫn tôi những nguyên tắc cơ bản nhưng vô cùng có sức mạnh về sự tiết chế, tán dương và
thừa nhận. Đúng vậy, tôi đã nỗ lực gấp đôi để mang những nghi lễ của đạo Do Thái vào nhà
mình. Tôi sẽ quay lại nướng bánh challah
từ đôi bàn tay trần. Tôi sẽ nướng nó vào riêng
tối thứ Sáu. Tôi hình dung ra cảnh mùi thơm của bánh sẽ len vào phòng các con gái tôi và
giống như những vật cúng tế tại ngôi đền cổ thiêng liêng “để làm vui lòng Chúa”, chúng sẽ
vui mừng và theo mùi thơm đi xuống cầu thang. Chúng sẽ dừng bước ở đầu cầu thang và
mỉm cười trước bàn đồ ăn được bày biện đẹp mắt trong ngày Shabbat
, háo hức tham gia
vào một nghi lễ đã mang đến sự thống nhất trong gia đình và nâng cao đời sống tinh thần
của chúng tôi trong rất nhiều năm. Chúng tôi sẽ thảo luận Ngũ thư Kinh Thánh
về sự
bình yên trong gia đình (shalom bayit), và với cảm giác khó chịu nhưng tràn đầy hy vọng,