DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 73

n tượng, địa vị xã hội đáng mơ ước hay một thước đo thành công nào khác, bố mẹ sẽ mua

cho con bất cứ thứ gì con muốn. Khi đưa ra quá nhiều phần thưởng đều đặn, chúng có thể
phản tác dụng và hạn chế động cơ thực sự bên trong bọn trẻ. Điều đó cũng dạy bọn trẻ rằng
người thành công là người không biết tiết chế.

Tâm lý tiêu dùng

Khi cha mẹ có thói quen coi việc mua sắm như một cách giải tỏa khỏi những cảm xúc khó
chịu, họ sẽ thấy niềm vui đó sẽ nhanh chóng bốc hơi và nỗi thất vọng sẽ khiến họ càng
thèm khát mua sắm điên cuồng hơn. Nếu bạn thường xuyên cố gắng giải quyết vấn đề của
con mình bằng cách mua cho chúng nhiều đồ hơn – nhiều quần áo hơn, nhiều đồ điện tử
hơn, nhiều chuyến đi chơi hơn – có thể bạn sẽ chuyển chiến lược giải quyết vấn đề không
hiệu quả và không mang lại cảm giác thỏa mãn này sang cho con mình.

Niềm tin rằng mình là người tốt hơn

Khi để con cái trở thành những đứa trẻ ích kỷ và hư hỏng, bạn sẽ cảm thấy đau khổ, phẫn
nộ, tổn thương… bạn nghĩ biết cư xử hơn chúng. Khi sự tự tin của bạn trở nên mong manh
hơn, sự vượt trội này có thể khiến bạn phấn chấn hơn và ngoài ra, nó còn mang lại cho bạn
và người bạn đời những cuộc nói chuyện vô thưởng vô phạt liên miên: “Em bước vào nhà
và con bé vẫn cắm mặt vào máy tính, nó thậm chí không thèm gật đầu lấy một cái… Và sau
đó nó còn muốn mua giầy mới ư? Bó tay!”. Trong chu trình tự nhiên của sự thất vọng giữa
bố mẹ và con cái, việc bạn cảm thấy tức giận và thậm chí điên tiết hết lần này đến lần khác
là điều thường thấy, nhưng nếu bạn thấy bản thân mình có cảm giác khinh bỉ bọn trẻ thì đã
đến lúc bạn phải ra ngoài sàn đấu và đến văn phòng của một chuyên gia tư vấn hoặc một
bác sỹ chuyên khoa.

Dạy con biết chi tiêu

Để bọn trẻ chịu trách nhiệm về việc chi trả các khoản phụ trội thêm trong cuộc sống chính
là một cách để kiểm soát được “xu hướng tội lỗi”. Con bạn có thể tự làm việc để kiếm tiền
tiêu (một ý tưởng tôi đã nêu trong Chương 4) và hầu hết cha mẹ đều cho những đứa con
lớn của mình một khoản tiền tiêu vặt đều đặn. Mục đích của khoản tiền này không phải là
để giúp bọn trẻ tiết kiệm tiền để học đại học hay làm từ thiện. Những mục đích đó đáng
được coi trọng nhưng kiểu phân tích chi tiêu này thường khiến bọn trẻ mới lớn khó quản lý
vì nó quá cồng kềnh. Đó cũng không phải là khoản tiền trả cho những công việc thường
ngày chúng làm, vì tốt hơn cả những công việc đó nên được nhìn nhận là trách nhiệm và
nghĩa vụ cần thiết của các thành viên trong gia đình. Mục đích của khoản tiền này rất đơn
giản: dạy bọn trẻ biết chi tiêu cho các món đồ một cách linh hoạt.

Tiền tiêu vặt dùng để chi trả cho những khoản nào? Tôi thích để bọn trẻ mới lớn chịu

trách nhiệm về những chi phí cần phải thường xuyên tiêu tiền mặt; xăng xe, các sản phẩm
liên quan đến âm nhạc và các phương tiện truyền thông, ra ngoài ăn với bạn bè là những ví
dụ thường thấy. Tiền tiêu vặt cũng là một cách giúp bạn giảm bất đồng với bọn trẻ. Nếu bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.