tâm đến chuyện bố mẹ đã tốn tiền vì mình như thế nào. Tôi đã thấy vấn đề nan giải giữa bố
mẹ và con cái này xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: xe hơi, quần áo, chọn
trường đại học. Làm sao bọn trẻ có thể học được ý thức tự kiềm chế khi bố mẹ mua đồ cho
chúng không chỉ để tạo dựng hình ảnh của chính họ mà còn giấu giếm động cơ đó dưới lời
bào chữa: “Bố mẹ muốn dạy cho con biết về tầm quan trọng của chất lượng”?
Trước khi bạn cho rằng ý thức về quyền lực của bọn trẻ là vấn đề riêng của chúng, hãy
dành một chút thời gian để ngẫm nghĩ về các thói quen của bạn. Liệu bạn – giống như bố
mẹ của Lily –có mua mọi thứ cho con mình để gây ấn tượng với những người khác trong
cùng cộng đồng với vị thế tài chính của gia đình mình và sau đó quy kết con là người hời
hợt khi chúng nói ra điều mình thật sự muốn? Hay bạn đã vấp phải ngõ cụt nào trong mê
cung của cha mẹ, con cái và tiền bạc?
Mua chuộc tình cảm
Con bạn – đứa trẻ từng rất yêu quý bạn – giờ đây hoặc rất xa cách, hoặc chỉ đáp lại bạn
bằng những câu trả lời cụt lủn, hoặc thích tỏ vẻ đau khổ hoặc thích phê phán người khác.
Khi sợi chỉ kết nối giữa bạn và bọn trẻ dần trở nên mong manh, bạn thường có xu hướng
bảo vệ nó khỏi bị kéo ra xa hơn nữa. Bạn có thể mua cho bọn trẻ hàng hóa hoặc các dịch vụ
khác vì bạn lo rằng nếu không làm vậy, sợi chỉ đó sẽ bị đứt.
Vui lây
Khi trở nên già hơn, chúng ta rất dễ “vay mượn” lòng tự trọng và sự tự cao của những người
trẻ tuổi. Trông chúng thật bảnh trong những bộ đồ đẹp, chúng có thể sử dụng các dụng cụ
thể thao đắt tiền một cách phô trương, cuộc sống của chúng phong phú và đầy màu sắc.
Nhưng bọn trẻ sẽ thấy thất vọng nếu chúng cảm thấy mình giống như những con búp bê
được ăn mặc đẹp hay các mô hình.
Thương cảm thái quá
Khi bọn trẻ phàn nàn rằng “tất cả những người khác” đều có thứ “đó” hay đều đã đăng ký
tham gia trải nghiệm kỳ nghỉ hè một mình, chúng đang thật sự muốn nói rằng những điều
đó giúp chúng hòa nhập với những đứa trẻ nổi tiếng hoặc một nhóm bạn nào đó. Chúng
đúng: Trẻ mới lớn cần có những công cụ nhất định để giành được vị thế xã hội của mình. Có
những lúc việc mua cho con bạn đúng hãng giầy hay đúng chiếc xe đạp đó là một cách tiếp
cận trên tinh thần tôn trọng và cảm thông. Nhưng hãy thận trọng trong việc dạy con rằng
tiền bạc có thể mua được bạn bè hay các nhu cầu xã hội của bọn trẻ chứng minh cho sự
căng thẳng của ngân quỹ gia đình.
Treo thưởng quá nhiều
Sự nhấn mạnh vào kết quả sau một quá trình có thể khiến các bậc cha mẹ tốt hình thành
thói quen “mua chuộc” con cái: Con mang về cho bố mẹ điểm số cao, thành tích thể thao