DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 79

Nếu bạn cảm thấy nản lòng khi thấy bọn trẻ thường xuyên không để tâm đến những gì

thuộc sở hữu của mình, hãy bắt đầu bằng cách hỏi liệu chúng đã có những kiến thức và
hiểu biết cần thiết để chăm sóc đúng cách đồ đạc của mình chưa. Bọn trẻ có thể khiến bạn
kinh ngạc với những kiến thức phức tạp về số lượng các học thuyết hay sự phân cấp xã hội
rõ ràng ở trên lớp học, nhưng chúng có thể chưa bao giờ được học cách chải hết những sợi
len xù ra khỏi áo len hay bộ đồng phục thể thao đó sẽ bị mốc ăn hết nếu cứ để chúng trong
một đống quần áo đẫm mồ hôi quá lâu như thế. Giờ là lúc bạn nên cung cấp cho chúng
những thông tin đó. Thậm chí dù con bạn mất kiên nhẫn khi bạn giải thích cho chúng cách
giặt tay và làm sao để phơi khô chiếc áo vest để nó không bị co lại, bạn vẫn đang giúp
chúng xây dựng một kho vũ khí kỹ năng đơn giản nhưng cần thiết cho cuộc sống.

Nếu bạn thấy bọn trẻ vẫn tiếp tục ngược đãi thứ gì đó dù bạn đã dạy chúng cách chăm

sóc nó, hãy nhận ra rằng tâm trí của bọn trẻ mới lớn có quá nhiều thứ. Việc giữ gìn tài sản
của mình, dù là những thứ chúng yêu thích nhất, không phải là ưu tiên hàng đầu trong suy
nghĩ của bọn trẻ. Chúng cũng chưa đủ trưởng thành để suy nghĩ về những hậu quả có thể
xảy đến vào hôm sau, tuần sau hay tháng sau. Bạn có thể nhắc nhở nhẹ nhàng chúng rằng
nếu làm vậy thì có thể dẫn đến những hậu quả gì: “Lauren, mẹ lo là nếu con cứ để xe đạp
của con bên ngoài cả đêm như thế, nó sẽ bị mất trộm đấy”.

Nhưng đừng bao giờ tỏ ra quan trọng hóa vấn đề khi cảnh báo chúng, và hãy nhớ rằng

đó là đồ của chúng chứ không phải của bạn. Nếu con bé cho bạn nó mượn chiếc áo vest mới
mua thì đó là việc của nó. (Dù bọn trẻ cư xử với bạn rất ích kỷ nhưng chúng sẽ hào phóng
chia sẻ những món đồ yêu thích của mình với bạn bè). Nếu chúng để xe đạp bên ngoài
đường lái xe vào nhà và có ai đó lái xe quẹt vào nó thì đó là vấn đề của chúng. Không cần
biết thứ đồ đó đắt hay rẻ thì đó là đồ của chúng và hậu quả cũng thuộc về chúng. Đừng lên
lớp, trách mắng và sau đó miễn cưỡng mua cho chúng thứ khác để thay thế. Nếu bạn làm
vậy, bọn trẻ sẽ học được một điều rằng cuộc sống là một vở kịch, trong đó luôn có người chờ
đợi trong cánh gà sân khấu, sẵn sàng ổn định, sửa chữa và thay thế những thứ chúng làm
hỏng. Nhưng nếu bạn để chúng mắc sai lầm và sau đó trải nghiệm hậu quả, thực tế sẽ trở
thành người thầy của chúng. Cuối cùng chúng sẽ học được cách cân bằng xu hướng bốc
đồng của mình với những thói quen trưởng thành của người có ý thức – nhìn xa trông rộng,
chú ý tới chi tiết và biết lên kế hoạch cho mọi việc.

Hãy khuyến khích con tự giải quyết vấn đề và khoan dung với những giải pháp có phần

lập dị của bọn trẻ. Nếu con trai bạn quyết định bắt đầu kế hoạch kiếm tiền mua xe đạp mới
bằng cách bán hạc giấy, tốt. Nếu nó muốn để một người bạn sửa chiếc xe trong gara của bố
mẹ, cũng tốt. Bạn có thể sẵn sàng đưa ra lời khuyên và trợ giúp. Nhưng đừng lấy đi cơ hội
phát triển khả năng xoay xở của con. Tất nhiên, nếu con bạn thường xuyên đánh mất hay
làm hỏng đồ đạc, hãy để chúng biết rằng bạn sẽ cân nhắc về thái độ vô tâm này khi mua đồ
cho chúng trong tương lai. Nếu chúng lấy đồ của bạn và ngược đãi nó, chúng sẽ đánh mất
đặc quyền được mượn đồ của bạn.

Bố mẹ - nhà cung cấp dịch vụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.