DẠY CON KIỂU DO THÁI SỰ MAY MẮN CỦA ĐIỂM B TRỪ - Trang 81

Giờ thì hãy so sánh nó với đoạn trao đổi này:

Mẹ: Chào con. Mẹ rất vui khi thấy khuôn mặt tươi cười của con. Chà, mẹ đã có cả
một ngày dài. Nhưng hôm nay là một ngày tốt đẹp. Ngày mai là thứ Sáu. Còn con thì
sao? Hôm nay con thế nào? Bài luận về “Những đứa trẻ là nạn nhân của chiến tranh”
vẫn ổn cả chứ?

Con trai: Chà… [cậu bé đang cân nhắc xem có nên nhờ mẹ lái xe chở cậu đến thư viện
hay không, nhưng vì mẹ đã nói rằng mẹ đã có cả một ngày dài nên cậu đang nghĩ
xem có phương án nào khả thi hơn không]… bài luận của con, ừm, ổn cả, nhưng… con
vẫn chưa viết xong. Ngày mai chúng ta có thể đến trường sớm hơn một chút được
không ạ? Con cần một tài liệu không có trên website nữa cho phần nguồn sách tham
khảo và con cần ghé vào thư viện.

Hãy để ý rằng cách nói chuyện của người mẹ thứ hai sinh động hơn người mẹ thứ nhất

một chút. Nó có tính tương tác hơn. Thay vì chỉ chú trọng vào “Hôm nay con thế nào?”, cô

y vừa chia sẻ ngày hôm nay của mình vừa nhắc đến bài luận của con trai. Cách nói đó

mang lại cảm giác thật ấm áp và chu đáo. Bằng cách không coi mọi mối quan tâm của cậu
con trai là trung tâm trong thế giới chung của hai mẹ con, người mẹ không “nuôi dưỡng”
thói tự cho mình là quan trọng nhất của cậu con trai. Là cha mẹ, chúng ta có thể đồng thời
vừa vui vẻ, vừa tự tin rằng bọn trẻ không phải lúc nào cũng cần đến sự trợ giúp mệt đứt hơi
của mình.

Lấy thói tự coi mình là trung tâm làm đối trọng với hoạt động công
ích

Các hoạt động công ích là liều thuốc giải cho thói tự coi mình là trung tâm của trẻ vị thành
niên. Khi bọn trẻ phục vụ người khác, sự chú ý chuyển từ nhu cầu của chúng sang của người
khác: một đứa trẻ không biết đọc hay một người già muốn người khác giúp mình tải ảnh
của cháu xuống. Và khi bọn trẻ cuốc đất, nhổ cỏ, giặt quần áo, trồng cây, đóng đinh, lau
nhà, nấu ăn, đọc sách, ca hát hay xây dựng thứ gì đó, chúng đang có cơ hội trốn chạy khỏi
bản thân mình: không phải suy nghĩ quá nhiều, bận tâm quá nhiều và cả thói tự nghi ngờ
bản thân của mình nữa. Nó là một cách giải tỏa.

Vì hầu hết các trường học đều yêu cầu học sinh phải tham gia các hoạt động công ích thì

mới được tốt nghiệp, vấn đề thực sự với các bậc phụ huynh không phải là có nên để bọn trẻ
tham gia các hoạt động tình nguyện hay không mà chúng sẽ tham gia vào các hoạt động
nào. Dưới đây là một vài ý tưởng trong việc lựa chọn các công việc tình nguyện.

Tránh các hoạt động công ích hời hợt

các trang trước, tôi đã cảnh báo rằng các thành viên trong hội đồng xét tuyển đầu vào ở

trường đại học coi các chuyến đi tình nguyện đến châu Phi hay các địa điểm ở nước ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.