Nhưng nếu bọn trẻ đang gặp chuyện mà chúng lại không muốn chia sẻ với bạn thì sao?
Một vài trẻ mới lớn, thường là các cậu bé, phản ứng với sự thất vọng bằng cách thể hiện chủ
nghĩa khắc kỷ
. Đó thực sự là một cảnh tượng đau lòng – nó thường khó chịu hơn cảnh
các cô bé khóc lóc than vãn nhiều – đến mức cha mẹ cảm thấy bị thôi thúc bởi ý nghĩ rằng
họ sẽ không bao giờ để con trai mình rơi vào tình cảnh này nữa. Bạn không thể ép bọn trẻ
trò chuyện nhưng bạn có thể chuẩn bị đồ ăn, đưa chúng đi nhiều nơi, làm việc nhà hoặc rủ
chúng chơi bóng rổ, để nếu chúng có mở lời, bạn có thể trò chuyện cùng chúng. Sau đó bạn
có thể vận dụng sự kết hợp giữa cảm thông và tin tưởng như khi bạn có một đứa con hay
chuyện trò hơn.
Bình thường hóa các thất bại
Khi tình huống căng thẳng đã dịu xuống và cảm xúc của bọn trẻ cũng lắng lại, hãy để chúng
biết rằng thất bại là chuyện bình thường: Hãy trò chuyện với chúng về những khoảng thời
gian khi mọi chuyện không hề diễn ra như bạn dự định, bạn đã đương đầu với chuyện đó
như thế nào và rốt cuộc mọi chuyện ra sao.
Khuyến khích chúng tranh thủ sự giúp đỡ của những người lớn khác
Những người quản lý ở các trường đại học thường phàn nàn rằng dù trẻ mới lớn có những
vấn đề tương đối nhỏ nhưng cha mẹ lại can thiệp ở mức độ rất cao. Sinh viên dường như
không thể hoặc không sẵn lòng giải quyết các khó khăn của mình ở cấp độ cơ bản bằng cách
nói chuyện với giáo viên, tư vấn viên hay thậm chí là đến gặp bác sĩ ở trung tâm chăm sóc
sức khỏe khi bị ốm. Các nhà quản lý cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ học được cách kết nối
với những người lớn mà không cần cha mẹ can thiệp có khả năng sống tốt ở trường đại học
hơn các em chỉ biết dựa vào sự giúp đỡ của bố mẹ.
Hãy dạy con bạn rằng thực ra người lớn rất thích giúp đỡ những người biết xin giúp đỡ
một cách lễ phép và đúng lúc đúng chỗ. Với một vài trẻ mới lớn, điều này đồng nghĩa là tìm
người tư vấn ở một huấn luyện viên, cha/ mẹ của một người bạn hay một tu sĩ. Nhưng vì
thế giới của trẻ mới lớn chủ yếu xoay quanh nhà trường, rất nhiều vấn đề nảy sinh từ đó và
chúng có thể giải quyết được những vấn đề này bằng cách nói chuyện với thầy cô giáo. Có
thể con bạn sẽ thấy chuyện này thật đáng xấu hổ và bất tiện. Có thể chúng sẽ bảo bạn tránh
bất cứ vấn đề gì đang xảy ra ở lớp học bằng cách thuê một gia sư. Nhưng việc dựa vào một
gia sư mà cha mẹ thuê khác xa việc thu xếp mối quan hệ của chính mình với giáo viên.
Những đứa trẻ biết rằng sự trưởng thành của bản thân chúng sẽ được thể hiện ở nhà mà
không cần tạo dựng sự tự tin để nói chuyện với một thầy giáo/ cô giáo bận rộn sau giờ học
về khối lượng bài tập về nhà hay giơ tay và nói “Cô Webber, em không hiểu. Cô có thể giải
thích lại được không?”
Nếu con không muốn nói chuyện với giáo viên, bạn có thể nói: “Những học sinh đến
gặp giáo viên (mẹ biết chuyện này rất khó) sẽ tốt hơn (mẹ biết chuyện này rất khó) vì giáo
viên biết rằng chúng quan tâm đến việc học hành (mẹ biết chuyện này rất khó).” Thậm chí
nếu con bạn hoàn toàn từ chối việc nhờ người lớn giúp đỡ, bạn hãy gieo một khả năng vào