con bạn một cơ hội để tự lo chuyện của mình.”
Chẳng có vấn đề gì nếu trẻ vị thành niên cảm thấy nhàm chán, thất vọng, cáu kỉnh và
buồn rầu. Cũng hoàn toàn tốt nếu chúng có một giáo viên khó tính, ngốc nghếch và không
truyền cảm hứng cho học sinh. Tương tự nếu người bạn thân nhất của con gái bạn là một
con bé hời hợt, hống hách và hư hỏng. Cũng không sao nếu thi thoảng chúng ngồi một
mình trên ghế băng và trái tim chúng đang tan vỡ.
Tại sao lại vậy? Bởi vì bạn có thể chắc chắn rằng khi lên đại học, chúng sẽ có một người
bạn cùng phòng hời hợt, hống hách và hư hỏng hay một ngày nào đó chúng sẽ có một giảng
viên hoặc một ông sếp khó tính, ngốc nghếch và không có khả năng truyền cảm hứng. Vì là
người lớn, chúng sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng, cả trong công việc lẫn
cuộc sống cá nhân. Vì chúng ta muốn chúng học cách ứng phó với những người khó tính,
những tình cảm phức tạp càng sớm càng tốt. Vì khi đến lúc bọn trẻ rời khỏi nhà, chúng ta
muốn chúng quen với nhiều dạng cảm xúc khác nhau: Tôi từng cảm thấy rất tệ, nhưng giờ
đây, vì tôi đã nói chuyện với bạn mình/ đi chạy bộ/ nói chuyện với thầy giáo/ đi ngủ/
đương đầu với bạn cùng phòng về chuyện bạn trai cô ấy cứ ngủ qua đêm trong phòng/ viết
một kế hoạch để cải thiện kỹ năng đá bóng/ đến trung tâm sức khỏe/ thực sự hoàn thành
một vài công việc, tôi nhận ra rằng mình cảm thấy tốt hơn và bố mẹ không phải lo lắng gì
về chuyện đó cả.
Khi can thiệp để ngăn chặn sự tổn hại của những tình huống khó khăn, chúng ta đã tạo
ra một phản xạ: Bất cứ khi nào bọn trẻ cảm thấy buồn bã hay bối rối, tức giận hay thất vọng,
chúng đều tin rằng mình không thể chịu đựng được cảm giác này. Nếu trẻ vị thành niên
không có cơ hội nào để nhận ra những cảm xúc hoặc vấn đề tiêu cực của bản thân và học
cách vượt qua nó, chúng sẽ rời bỏ trường đại học và tìm kiếm những biện pháp nhanh
chóng và chắc chắn để xoa dịu nỗi đau của mình – uống rượu, sử dụng ma túy, quan hệ tình
dục, những mối quan hệ chóng vánh, làm việc quá sức một cách điên rồ hoặc ngày nào
cũng gọi điện về nhà để tìm cách giải quyết vấn đề.
Tất nhiên là bọn trẻ cũng không dễ để bạn mặc chúng nếm trải những vấn đề khó khăn.
Trẻ mới lớn cư xử như thể chúng muốn tự làm mọi chuyện nhưng thực ra chúng rất giỏi
thổi phồng những khó khăn của mình thành cơn khủng hoảng để bố và mẹ sẽ bảo vệ chúng:
Làm sao thầy Kornfield có thể mong bọn con chuẩn bị cho bài kiểm tra khi thầy ấy
quên nhắc chúng con rằng sắp đến bài kiểm tra rồi cơ chứ? Nếu bố mẹ không nói với thầy
Kornfield hộ con, con sẽ nhờ huấn luyện viên Martin. Con có quá nhiều thứ phải làm.
Con phải họp làm kỷ yếu, phải đến phòng học ngoại ngữ và con nghĩ là bố mẹ còn muốn
con ăn trưa nữa, đúng không?
Mẹ, con không thể vượt qua được chuyện giờ Dylan lại đi hẹn hò với Becca. Con nghĩ
con đã khóc suốt hai giờ đồng hồ liền. Mẹ không thể để con ra ngoài và đi trông trẻ với
đôi mắt sưng đỏ này được. Thật đáng xấu hổ và con tin chắc rằng nếu ông bà Lane hỏi bất
cứ thứ gì khiến con nhớ đến chuyện đang xảy ra trong cuộc sống của con ngay lúc này,
con sẽ bắt đầu khóc ngay trước tiền sảnh nhà họ mất. Con cần ở trong phòng ngủ và ở