Bất cứ lúc nào khi bạn nghe những câu như, “Trả góp hàng tháng thấp, dễ
dàng”, hay như “Đừng lo lắng, chính phủ sẽ cho bạn được giảm thuế những
khoản lỗ đó”, bạn nên biết một ai đó đang dụ bạn vào cuộc chơi. Nếu bạn
muốn tự do về tài chánh, bạn cần phải khôn ngoan hơn những người đó.
Đối với hầu hết mọi người, không ai mắc nợ họ cả. Họ không có tài sản thực
(là những tài sản đem lại thu nhập cho họ)... và họ thường mắc nợ những
người khác. Đó cũng là lý do tại sao họ bám vào một công việc ổn định và vật
lộn với tài chánh. Nếu không có việc làm, họ sẽ bị sạch túi trong nháy mắt.
Trung bình một người Mỹ chỉ cần mất thu nhập liên tiếp trong ba tháng là sẽ bị
phá sản ngay, chỉ bởi vì họ đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng lại bị cả
cuộc chơi tiền bạc làm chủ họ. Họ vẫn luôn coi nhà của họ, chiếc xe, đồ chơi
gôn, quần áo, nhà nghỉ mát và những vật dụng giải trí khác là tài sản. Họ đi
nghe những gì người khác thuyết phục họ. Họ phải tin thôi bởi vì họ đâu hiểu
đâu là ý kiến chủ quan. Hầu hết mọi người đi đến trường và học hỏi để rồi trở
thành những tay chơi trong cuộc chơi đó, nhưng không ai lại giải thích trò chơi
đó với họ. Không ai cho họ biết tên gọi của trò chơi đó là “Ai Nợ Ai?” và bởi vì
không ai bảo họ, họ dần dần trở thành những con nợ của nhiều người khác.
TIỀN BẠC CHỈ LÀMỘTÝ TƯỞNG
Một trong những bài hát ưa thích nhất của tôi là “The Gambler” của
KennyRogers. Tôi xin trích một lời hát để tóm tắt toàn bộ chương này: “Nếu
con muốn chơi, này con ạ, con hãy học cách chơi đúng trước”
Tôi hy vọng giờ đây bạn đã hoàn toàn nắm được những khía cạnh cơ bản của