có hàng triệu người đi tìm kiếm những chế độ ăn kiêng hoàn hảo để giảm mập.
Họ tập trung vào những điều họ phải làm, mà lẽ ra họ nên cần tập trung vào
con người mà họ nên trở thành. Chế độ ăn kiêng sẽ không có tác dụng gì nếu
như bạn không chịu thay đổi những suy nghĩ của mình”.
Cô ta sau đó dùng thí dụ minh họa về chơi gôn. “Nhiều người đi mua những
bộ chơi gôn mới với hy vọng họ có thể cải thiện được lối chơi của mình, mà lẽ
ra họ nên bắt đầu từ thái độ, phản ứng và sự tin tưởng như một người chơi gôn
chuyên nghiệp. Một người chơi gôn tồi cho dù có được một bộ chơi gôn mới
cũng chỉ là một tay chơi tồi tệ”.
Cô ta nhảy qua lĩnh vực đầu tư. “Nhiều người nghĩ rằng đầu tư vào cổ
phiếu hay quỹ hỗ tương sẽ làm cho họ giàu lên. Dĩ nhiên, đâu phải chạy đi
mua cổ phiếu, trái phiếu, quỹ hỗ tương hay địa ốc sẽ giúp bạn giàu lên được.
Làmtheo những gì mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã làm không nhất thiết
có nghĩa là bạn sẽ đạt được sự thành công về tài chánh. Một người mà đã có
trạng thái tâm lý của kẻ thua cuộc sẽ luôn luôn bị thất bại cho dù họ mua các
khoản đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa”.
Rồi cô ấy đưa ra ví dụ khác về tìm kiếm một người phối ngẫu hoàn hảo,
lãng mạn. “Rất nhiều người đi đến các quán bar, công sở hay nhà thờ chỉ để
tìm kiếm người bạn đời trăm năm lý tưởng. Đó chính là điều họ làm. Những gì
họ hành động là chạy ra ngoài và “tìm kiếm một người yêu lý tưởng” mà lẽ ra
chính bản thân họ phải nên phấn đấu “trở thành người yêu lý tưởng trước
nhất”.
Đây là ví dụ mà cô đưa về các mối quan hệ. “Trong hôn nhân, nhiều người
thử thay đổi nhiều người tình khác nhau để có thể tìm được một hôn nhân
hoàn hảo. Thay vì cứ cố thay đổi người khác mà điều đó đã dẫn đến nhiều sóng
gió trong gia đình, các anh chị tốt nhất là nên thay đổi bản thân mình trước”.
Cô nói, “Đừng bao giờ áp đặt lên người khác, mà hãy thay đổi cách suy nghĩ
của chính mình về người khác”.
Khi cô bàn về các mối quan hệ hôn nhân, đầu óc tôi liền liên tưởng đến
nhiều người mà tôi đã gặp cách đây vài năm – những người cứ đòi thay đổi thế
giới nhưng rốt cuộc chẳng đi đến đâu. Họ muốn mọi người khác thay đổi,
nhưng lại không chịu thay đổi chính bản thân mình.
Còn về tiền bạc, cô đã giải thích thế này. “Khi đụng đến tiền bạc, nhiều
người cố bắt chước hành động theo những gì người giàu đã làm và cố đạt được
những gì mà người giàu có. Cho nên, họ chạy ra ngoài mua một căn nhà lộng
lẫy, một chiếc xe ô-tô bóng loáng, và gởi con mình đến học ở những trường chỉ
toàn con nhà giàu. Tất cả những hành động kiểu đó chỉ khiến họ phải làm việc
cực nhọc hơn, mắc nợ nhiều hơn mà lại càng khiến họ làm việc nhiều hơn nữa.
Thế nhưng đó đâu phải là cách làm của người giàu”
Từ cuối lớp, tôi gật gù đồng ý. Người bố giàu đã không dùng những ví dụ
như thế để giải thích, nhưng Người đã thường nói với tôi, “Mọi người cho rằng