làm việc vì tiền, sau đó đi mua những thứ trông có vẻ giàu có, sẽ làm cho họ
giàu. Thế nhưng điều đó không phải như vậy. Điều đó chỉ làm cho họ càng mệt
mỏi thêm mà thôi. Họ cứ kháo nhau, cố bắt kịp với bọn người Mỹ, nhưng nếu
con tinh ý, con sẽ thấy người Mỹ đã mệt mỏi đến mức nào”.
Trong suốt khóa học cuối tuần đó, những điều mà người bố giàu nói với tôi
trước đây càng trở nên thấm thía hơn, sâu sắc hơn. Người đã sống rất khiêm
tốn trong nhiều năm liền. Thay vì làm việc cực nhọc để tiêu xài, Người làm việc
cực nhọc chỉ để thu nhập thêm nhiều tài sản. Nếu bạn có dịp nhận ra Người
trên đường, bạn sẽ thấy Người không hề khác mấy so với những người bình
thường khác. Người lái một chiếc xe buýt mi-ni chứ không phải một chiếc xe
đắt tiền. Thế rồi đến một ngày, lúc Người ở cuối tuổi ba mươi, Người bỗng nổi
lên như một trung tâm quyền lực tài chánh. Mọi người lập tức nhận ra Người
khi Người bỗng nhiên mua lại một trong những miếng đất đắt đỏ của Hawaii.
Sau khi tên của Người được lên mặt báo, người ta mới vỡ lẽ con người trầm
lặng đó làm chủ rất nhiều doanh nghiệp khác, sở hữu nhiều miếng đất, và khi
Người cất tiếng nói, mọi ngân hàng đều lắng nghe Người. Rất ít người biết được
căn nhà nhỏ khiêm nhường Người đã từng cư ngụ trước đây. Chỉ đến khi nào
có dư thật nhiều tiền, Người mới mua một căn nhà ta lớn cho cả gia đình mình.
Người không phải vay nợ để mua căn nhà đó, mà Người đã trả dứt bằng tiền
mặt.
Sau khi tham dự lớp học cuối tuần về cách đặt ra mục tiêu đó, tôi nhận
thấy nhiều người cứ cốtheo những gì mà họ nghĩ là người giàu đã từng làm
qua, và cố đạt được những thứ mà người giàu có. Họ thường mua những căn
nhà to lớn, đầu tư vào thị trường chứng khoán bởi vì đó là nơi mà họ cho là
người giàu đầu tư. Thế nhưng, những gì mà người bố giàu có dạy cho tôi hiểu,
là nếu mọi người vẫn còn suy nghĩ, phản ứng và có niềm tin của một người
nghèo hay một người trung lưu, sau đó làm theo những gì người giàu đã làm,
những người đó cũng chỉ đạt được những gì mà giai cấp trung lưu và người
nghèo có mà thôi. Công thức TRỞTHÀNH – HÀNH ĐỘNG – ĐẠT TỚI bắt đầu có
ý nghĩa đối với tôi.
KIMTỨ ĐỒ LÀ NHẮM TỚI VIỆC TRỞTHÀNH...
CHỨ KHÔNGPHẢI HÀNH ĐỘNG
Di chuyển từ phía bên trái sang phía bên phải của tứ đồ chủ yếu là một quá
trình trở thành chứ không phải hành động.