Người nhóm L: “Tôi cho hắn mượn tiền mà hắn chẳng thèm cám ơn một
tiếng. Tôi nghĩ là hắn chẳng biết mình đã làm việc cật lực cho hắn đến mức
nào
Người nhóm Đ: “Này mấy anh, tên giám đốc ngân hàng thật là khó ưa. Cứ
nhìn hàng đống giấy tờ thủ tục vô tích sự này xem chỉ để mượn được một
khoản tiền chẳng ra gì”.
NẾU BẠN ĐÃ LẬP GIA ĐÌNH HAY ĐANG ĐÍNH HÔN
Nếu bạn đã lập gia đình hay đang đính hôn, hãy đánh dấu nhóm mà bạn
kiếm được từ đó nhiều thu nhập nhất cho mình, sau đó đánh dấu nhóm của
người phối ngẫu của bạn.
Lý do tôi yêu cầu bạn làm điều này là vì sự trao đổi thông cảm và hiểu biết
giữa hai người sẽ rất khó khăn nếu như một người không hiểu được vị trí xuất
thân của người kia.
CUỘCCHIẾN GIỮA NGƯỜIGIÀU
VÀ NGƯỜICÓ HỌC THỨC
Tôi nhận thấy còn một cuộc chiến âm thầm khác, phát sinh từ những quan
điểm khác nhau giữa người giàu và người có học thức.
Trong những năm tìm hiểu sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau, tôi
thường nghe các vị giám đốc ngân hàng, luật sư, kế toán viên và nhiều người
trí thức khác thường lặng lẽ phàn nàn họ là những người có học, vậy mà chính
những kẻ được coi là kém học thức lại luôn kiếm được nhiều tiền. Tôi gọi đó là
cuộc chiến thầm lặng giữa người giàu và người có học thức, mà thường là mâu
thuẫn giữa những người thuộc phía bên trái với phía bên phải tứ đồ – nhóm T
với nhóm C-Đ. Thế nhưng không phải những người thuộc nhóm C và Đ không
có học thức, mà ngược lại có rất nhiều người có bằng cấp rất cao. Mà đó là vì
những người này không phải là những sinh viên xuất chúng trong trường, cũng
như không tốt nghiệp từ những trường chuyên ngành là luật sư, kế toán viên
hay nhà quản trị có bằng MBA.
Những bạn đã đọc quyển đầu của tôi, chắc hẳn các bạn biết rõ đó là sự mâu
thuẫn giữa những người giàu và những người có học thức. Người bố nghèo có
học thức cao của tôi thường hãnh diện với những năm học xuất sắc ở các
trường nổi tiếng như Đại học Stanford, Đại học Chicago. Trong khi đó, người bố
giàu của tôi đã bỏ học nửa chừng để gánh vác công việc kinh doanh của gia
đình khi bố của Người qua đời, cho nên Người đã không tốt nghiệp trung học.
Thế mà Người đã đạt được sự giàu có khủng khiếp.
Khi tôi lớn lên và có vẻ bị ảnh hưởng từ người bố giàu nhưng thất học
nhiều hơn, người bố học thức của tôi đôi khi tỏ vẻ khó chịu và bảo thủ quan
điểm của mình. Một ngày nọ khi tôi vừa tròn 16 tuổi, người bố học thức của tôi
đã thốt lên: “Ta có bằng cấp tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng. Còn bố