DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 133

một phần con người tôi vẫn còn sợ hãi và khiếp đảm.

Tôi biết rằng lần đầu tiên tôi sẽ có rất ít cơ hội thành công. Thế nhưng,

những cảm xúc tích cực của con người như niềm tin, lòng can đảm và những
người bạn tốt đã đẩy tôi tiến tới trước. Tôi biết tôi phải đương đầu với rủi ro.
Tôi biết rủi ro sẽ dẫn đến sai lầm, và sai lầm sẽ dẫn đến trí thông minh và kinh
nghiệm mà tôi đang còn thiếu cả hai. Đối với tôi, thất bại sẽ làm cho nỗi sợ hãi
chiến thắng, cho nên tôi sẵn sàng tiến tới trước mà không cần nhiều bảo đảm
cho hậu thuẫn ở phía sau. Người bố giàu đã tiêm nhiễm tôi quan điểm: “Thất
bại chỉ là một phần của quá trình thành công”.

CUỘCHÀNH TRÌNH NỘITÂM

Cuộc hành trình từ nhóm này sang nhóm khác thực ra chỉ là cuộc hành trình
nội tâm. Đó là một chuyến đi từ những niềm tin gốc rễ và hiểu biết của nhóm
này sang một hệ thống quan điểm, suy nghĩ và hiểu biết mới của nhóm khác.
Quá trình đó không khác gì với việc tập đạp xe. Lúc đầu bạn sẽ té lên té xuống
nhiều lần, cảm thấy hơi sợ hãi và bối rối, nhất là khi có bạn bè đứng đó coi bạn
tập. Nhưng sau một thời gian, bạn không còn ngã nữa và việc chạy xe trở nên
một phản xạ của bạn. Nếạn có té, điều đó chẳng hề hấn gì bởi vì bạn thừa biết
bạn sẽ đứng dậy và chạy tiếp. Quá trình đó cũng áp dụng tương tự khi bạn đi
từ quan niệm về sự an toàn ổn định của công việc đến quan niệm về sự tự do
tiền bạc. Một khi hai vợ chồng tôi vượt qua được, chúng tôi càng ít sợ thất bại
hơn bởi vì chúng tôi rất tự tin vào khả năng của mình sẽ đứng dậy và đi tiếp.

Bản thân tôi luôn tâm niệm hai câu nói để giúp tôi luôn tiến tới trước. Một

là lời khuyên của người bố giàu, khi tôi đang có nguy cơ thối chí và bỏ cuộc:
“Con có thể bỏ cuộc lúc nào cũng được... vậy tại sao lại bỏ cuộc ngay bây giờ?”.

Lời khuyên đó đã nâng tinh thần, ý chí của tôi lên và làm cho các cảm xúc

trở nên điều hòa, điềm tĩnh. Câu nói đó nhắc nhở tôi đã đi được nửa đoạn
đường... vậy tại sao tôi phải quay trở lại một khi đoạn đường đi tới và đoạn
đường quay về nhà đều dài bằng nhau? Điều đó có khác nào Columbus đã vượt
qua Đại Tây Dương để rồi quay trở lại?

Một điều bạn nên cẩn thận: Sự khôn ngoan là biết khi nào nên bỏ cuộc. Tôi

thường gặp nhiều người quá cố chấp, họ vẫn cứ cố bám vào một dự án mà
không hề có cơ hội thành công nào. Vấn đề biết khi nào rút tay và khi nào đi
tiếp là một câu đố muôn đời mà bất cứ người nào dám đương đầu với rủi ro
cũng đều phải đối mặt. Một cách giải quyết vấn đề đó là tìm lời khuyên, hướng
dẫn của những người đỡ đầu đã đi trước mình và đã thành công. Một người đỡ
đầu như thế, vốn đang ở phía bên phải tứ đồ có thể hướng dẫn bạn hiệu quả
nhất. Nhưng hãy nên cẩn thận với lời khuyên của một người chỉ đọc sách và
được trả tiền để đi thuyết giảng về cách xé rào từ bên này qua bên kia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.